Khoa Học Công Nghệ
InTìm điểm ăn, uống ở Sài Gòn bằng giọng nói
Cập nhật 09/12/2011 - 12:38:15 PM (GMT+7)(Dân trí) – Ngày 6/12, Đại học Khoa học và Tự nhiên TPHCM giới thiệu công nghệ iSago. Đây là phần mềm ứng dụng giao tiếp thông qua nói tiếng Việt trực tiếp trên điện thoại iPhone để tìm các điểm ăn, uống ở Sài Gòn do nhóm nghiên cứu của trường nghiên cứu phát triển.
Đây là bước phát triển của phần mềm từng đạt giải 3 trong cuộc thi Nhân tài đất Việt 2009. Thông qua phần mềm này, nhóm nghiên cứu đã đem ứng dụng vào thực tiễn đáp ứng nhu cầu của xã hội.
Với phần mềm iSago, nhóm nghiên cứu thuộc phòng thí nghiệm Trí tuệ Nhân tạo - AILab, trường Đại học Khoa học Tự nhiên (Đại học Quốc gia TPHCM) đã dựa trên các công nghệ tiên tiến nhất về nhận dạng và tổng hợp tiếng nói để đáp ứng nhu cầu của người dùng.
Người sử dụng thông qua khả năng hỗ trợ giao tiếp với điện thoại di động trực tiếp bằng lời nói có thể tìm kiếm thông tin nhà hàng, quán Bar, Café trên địa bàn TPHCM. Khi người dùng đặt câu hỏi bằng tiếng nói, iSago sẽ truyền nội dung truy vấn này về server để xử lý và gửi lại kết quả tiềm kiếm, dạng một danh sách: tên nhà hàng, địa chỉ.
Phần mềm này cũng cho phép người dùng hiển thị địa chỉ tìm được dạng bản đồ hoặc nghe đọc địa chỉ trực tiếp bằng công nghệ tổng hợp giọng nói. Phần mềm được cung cấp miễn phí tại địa chỉ www.ailab.hcmus.edu.vn
Ngoài sản phẩm trên, nhóm nghiên cứu còn đưa ra giới thiệu hệ thống VIS. Đây là hệ thống hỗ trợ hỏi đáp thông tin bằng tiếng Việt qua đường điện thoại, sử dụng công nghệ nhận dạng và tổng hợp tiếng nói tiếng Việt với độ chính xác cao và tốc độ xử lý nhanh.
Với phiên bản đầu tiên, VIS bao gồm một số dịch vụ trong đó nổi bật nhất là dịch vụ tự động chuyển cuộc gọi VIS::DIR. Người dùng khi sử dụng có thể nói tên các phòng ban trong một trường đại học sau đó hệ thống sẽ tự động chuyển cuộc gọi đến các phòng, ban tương ứng mà không phải tìm kiếm số điện thoại trong danh bạ hoặc chờ đợi tiếp tân nối máy.
Theo PGS.TS Vũ Hải Quân, Trưởng bộ phận nghiên cứu cho biết: “Ưu điểm của ứng dụng này so với các hệ thống khác trên thị trường thể hiện ở phương thức giao tiếp bằng giọng nói một cách tự nhiên, linh hoạt và mềm dẻo. Sản phẩm có thể hoạt động 24/7, đáp ứng nhu cầu truy vấn thông tin liên tục đồng thời không bó buộc người dùng trong khuôn khổ cú pháp tin nhắn hay những rắc rối của việc bấm phím.
Qua dịch vụ ứng dụng phần mềm này các công ty/tổ chức sẽ giảm chi phí viễn thông, tăng năng suất của nhân viên…
Với phần mềm iSago, nhóm nghiên cứu thuộc phòng thí nghiệm Trí tuệ Nhân tạo - AILab, trường Đại học Khoa học Tự nhiên (Đại học Quốc gia TPHCM) đã dựa trên các công nghệ tiên tiến nhất về nhận dạng và tổng hợp tiếng nói để đáp ứng nhu cầu của người dùng.
Đại diện nhóm nghiên cứu sử dụng công nghệ dùng tiếng nói để tìm các quán ăn trong TP HCM và liên lạc với các phòng ban trong Trường Đại học Khoa học và Tự nhiên
Người sử dụng thông qua khả năng hỗ trợ giao tiếp với điện thoại di động trực tiếp bằng lời nói có thể tìm kiếm thông tin nhà hàng, quán Bar, Café trên địa bàn TPHCM. Khi người dùng đặt câu hỏi bằng tiếng nói, iSago sẽ truyền nội dung truy vấn này về server để xử lý và gửi lại kết quả tiềm kiếm, dạng một danh sách: tên nhà hàng, địa chỉ.
Phần mềm này cũng cho phép người dùng hiển thị địa chỉ tìm được dạng bản đồ hoặc nghe đọc địa chỉ trực tiếp bằng công nghệ tổng hợp giọng nói. Phần mềm được cung cấp miễn phí tại địa chỉ www.ailab.hcmus.edu.vn
Ngoài sản phẩm trên, nhóm nghiên cứu còn đưa ra giới thiệu hệ thống VIS. Đây là hệ thống hỗ trợ hỏi đáp thông tin bằng tiếng Việt qua đường điện thoại, sử dụng công nghệ nhận dạng và tổng hợp tiếng nói tiếng Việt với độ chính xác cao và tốc độ xử lý nhanh.
Với phiên bản đầu tiên, VIS bao gồm một số dịch vụ trong đó nổi bật nhất là dịch vụ tự động chuyển cuộc gọi VIS::DIR. Người dùng khi sử dụng có thể nói tên các phòng ban trong một trường đại học sau đó hệ thống sẽ tự động chuyển cuộc gọi đến các phòng, ban tương ứng mà không phải tìm kiếm số điện thoại trong danh bạ hoặc chờ đợi tiếp tân nối máy.
Theo PGS.TS Vũ Hải Quân, Trưởng bộ phận nghiên cứu cho biết: “Ưu điểm của ứng dụng này so với các hệ thống khác trên thị trường thể hiện ở phương thức giao tiếp bằng giọng nói một cách tự nhiên, linh hoạt và mềm dẻo. Sản phẩm có thể hoạt động 24/7, đáp ứng nhu cầu truy vấn thông tin liên tục đồng thời không bó buộc người dùng trong khuôn khổ cú pháp tin nhắn hay những rắc rối của việc bấm phím.
Qua dịch vụ ứng dụng phần mềm này các công ty/tổ chức sẽ giảm chi phí viễn thông, tăng năng suất của nhân viên…
Thụy An – Hoài Lương
Các Nội Dung Liên Quan
- Năm bước để công bố bài báo quốc tế (17/07/2019)
- Trình diễn hệ điều hành Ubuntu for Android (04/08/2012)
- Trang web nghe nhạc Zing MP3 là “ổ chứa mã độc”? (01/04/2012)
- Xem cảnh báo tắc đường trên Google Maps (01/04/2012)
- Phần mềm cực độc giúp “thư giãn” trong ngày “cá tháng tư” (01/04/2012)
- Nhà sáng lập Facebook bất ngờ ghé thăm Trung Quốc (31/03/2012)
- Cận cảnh máy tính bảng giá rẻ nhất 1,8 triệu đồng (31/03/2012)
- Sao trẻ Justin Bieber “gặp hạn” vì Twitter (31/03/2012)
- Thăm trụ sở đẹp như mơ của “cha đẻ” Firefox (31/03/2012)
- Trải nghiệm miễn phí Photoshop CS6 vừa xuất hiện (31/03/2012)