1

Khoa Học Công Nghệ

In

Phần mềm cực độc giúp “thư giãn” trong ngày “cá tháng tư”

Cập nhật 01/04/2012 - 07:04:12 PM (GMT+7)
(Dân trí) - Những phần mềm miễn phí nhưng “cực độc” dưới đây để trêu đùa người dùng Windows, chắc hẳn sẽ mang đến cho bạn những khoảnh khắc bất ngờ thứ vị cũng như những phút giây thư giãn bên bạn bè và người thân của mình trong ngày “cá tháng tư”.
Những phần mềm để hù dọa “nạn nhân” bằng virus giả mạo

Lappet - Cảnh báo virus rồi… xóa sạch ổ cứng

Lappet là phần mềm nhỏ gọn và là một trong những công cụ dễ dàng nhất để “hù dọa” nạn nhân trong ngày “cá tháng tư”.

Đầu tiên, download Lappet miễn phí tại đây.

Sau đó, giải nén và gửi file LAPPET.exe đến cho “nạn nhân” và yêu cầu họ kích hoạt và chạy file này. 

Lập tức, một thông báo lỗi hiện ra cho biết máy tính đã bị nhiễm virus. Lúc này người dùng không thể bấm gì khác ngoài việc nhấn vào nút OK trên hộp thoại.

fool-day-1_fc185.jpg

Ngay sau đó, một hộp thoại khác có phần “đau tim” hơn hiện ra, thông báo virus đang xóa toàn bộ dữ liệu trên ổ cứng. “Nạn nhân” cũng không thể làm gì hơn là chờ cho quá trình này kết thúc.

fool-day-2_44fa3.jpg

Tiếp tục là những hộp thoại báo lỗi mới, thông báo rằng Windows đã bị lỗi và sẽ tự động shut down… Tuy nhiên, cuối cùng, “nạn nhân” sẽ hết sức bất ngờ khi nhận ra rằng đây thực chất là một trò đùa, và phần mềm vừa rồi chỉ là một phần mềm vô hại, chứ không phải là virus như thông báo ban đầu.

fool-day-3_5192b.jpg

Lưu ý: trong nhiều trường hợp, sau khi đã thoát khỏi Lappet như vẫn không thể sử dụng Windows bình thường, bạn nhấn tổ hợp phím Alt-Tab để quay trở lại trạng thái bình thường.

Thông điệp virus giả mạo với Dr.Windows

Với công cụ thứ 2 này, bạn phải tự tay tiến hành để chuẩn bị “trò lừa” ngay trên máy tính của “nạn nhân”, thay vì dụ họ vào tròng như Lappet ở trên.

Dr.Windows là phần mềm miễn phí và nhỏ gọn, sẽ liên tục hiển thị các thông báo lỗi trên hệ thống của người dùng, khiến họ tưởng rằng máy tính của mình đã bị nhiễm virus hoặc Windows đã gặp phải hỏng hóc nào đó.

Download Dr.Windows miễn phí tại đây.

Sau khi download tiến hành cài đặt và chạy phần mềm, biểu tượng của Dr.Windows sẽ xuất hiện trên khay hệ thống, giống với biểu tượng của một phần mềm bảo mật diệt virus.

Để bắt đầu trò đùa, kích chuột phải vào biểu tượng phần mềm, chọn Options. Từ hộp thoại hiện ra, tại mục ‘Trigger once every X minute’ cho phép bạn thiết lập khoản thời gian để thông báo lỗi xuất hiện. Mặc định khoảng thời gian này là 24 phút, bạn chỉ nên để chừng 1, 2 phút để trêu đùa “nạn nhân”.

fool-day-4_756cb.jpg

Bạn cũng có thể nhấn vào nút “Test Random Dlg.” để xem trước một vài hộp thoại báo lỗi do chính Dr.Windows tạo ra.

fool-day-5_7cb7f.jpg
Một hộp thoại báo lỗi do phần mềm tạo ra

Sau khi hoàn tất thiết lập, nhấn vào biểu tượng Close để đóng cửa sổ Options của Dr.Windows. 

Chắc hẳn rằng trong quá trình sử dụng, người dùng sẽ không ít lần cảm thấy hỏng hồn với những hộp thoại báo lỗi hiện ra, mặc dù họ có thể nhấn vào bất kỳ nút nào trên hộp thoại để tắt đi thông báo mà không hề làm ảnh hưởng đến Windows.

Để thoát khỏi Dr.Windows bạn chỉ việc kích chuột phải vào biểu tượng phần mềm trên khay hệ thống rồi chọn Exit.

Những phần mềm khiến màn hình bỗng dưng bị lỗi

Nếu những trò đùa trên chỉ đưa ra những thông điệp cảnh báo lỗi liên quan đến virus, thì 2 phần mềm nhỏ gọn dưới đây cũng “đáng sợ” không kém, khi bỗng nhiên khiến cho màn hình máy tính bị lỗi, chao đảo và thay đổi màu liên tục.

ScreenBouncer là phần mềm nhỏ gọn và miễn phí, sẽ khiến cho màn hình của người sử dụng rung lắc liên tục và không thể tiếp tục điều khiển máy tính. Điều này sẽ khiến cho “nạn nhân” trở nên rối loạn vì nghĩ rằng màn hình của mình đã bị lỗi.

Download Screen Bouncer miễn phí tại đây.

Trong khi đó, phần mềm Crazy Contrast cũng sẽ khiến cho màn hình trở nên dở chứng, bằng cách chớp tắt và thay đổi độ sáng trên màn hình liên tục.  Điều này cũng sẽ khiến cho không ít người cảm thấy bối rối vì không hiểu lý do gì.

Download Crazy Contrast miễn phí tại đây.

Sau khi download 2 phần mềm kể trên, bạn chỉ việc giải nén và gửi file đến cho “nạn nhân”, rồi lừa cho họ kích hoạt. Lập tức “lỗi” trên màn hình sẽ hiện ra.

Để thoát khỏi tình trạng này và quay trở lại trạng thái bình thường, bạn đưa chuột về góc trên bên trái của màn hình, 1 hộp thoại phần mềm hiện ra, tại đây bạn nhấn nút ‘Close Program’ để thoát khỏi phần mềm.

fool-day-6_4584d.jpg

Lưu ý: không phải ai cũng biết cách thức để kết thúc trò đùa này, do vậy bạn nên liên hệ với “nạn nhân” để chỉ cho họ cách thoát khỏi trò chơi này.


“Chơi khăm” bằng cách thay đổi chức năng phím Space (phím dài) trên bàn phím

Thủ thuật dưới đây sẽ giúp bạn thay đổi chức năng của phím Space (phím dài trên bàn phím), thay vì chức năng tạo phím cách khi gõ, thay vào đó, khi gõ phím này sẽ hiển thị một đoạn nội dung bất kỳ.

Để thực hiện điều này, bạn cần phải sử dụng công cụ AutoHotkey, download miễn phí tại đây.

Sau khi download, cài đặt rồi kích hoạt phần mềm từ start menu của Windows.

Trong lần đầu tiên sử dụng, một hộp thoại hiện ra, hỏi bạn có muốn xem thử 1 đoạn mã mẫu được tạo ra bởi AutoHotkey hay không. Nhấn Yes tại hộp thoại này, lập tức giao diện Notepad sẽ được hiện ra.

Lưu ý: trường hợp không có hộp thoại này hiện ra, kích phải vào biểu tượng phần mềm trên khay hệ thống, chọn “Edit This Script”.

fool-day-9_60510.jpg

Tại đây, bạn xóa toàn bộ nội dung có trong Notepad, sau đó dán đoạn mã này vào khung Notepad:

 #NoTrayIcon
*Space::Send,SPACE

fool-day-8_226ab.jpg

Lưu ý: bạn phải gõ (hoặc dán) đầy đủ các ký tự của đoạn mã vào khung Notepad của AutoHotkey. Chữ ‘ SPACE’ trong đoạn mã bạn có thể thay thế bằng 1 chuỗi ký tự hoặc một đoạn văn bản bất kỳ.

Đóng cửa sổ Notepad. Sau đó, kích hoạt lại phần mềm AutoHotkey.

Bây giờ, mỗi khi nhấn nút Space trên phần mềm soạn thảo văn bản, thay vì tạo ra dấu cách như mặc định, thì chuỗi ký tự bạn đã chọn để thay thế sẽ được hiển thị. 

Để thoát khỏi trạng thái này, bạn mở cửa sổ Task Manager (nhấn tổ hợp phím Ctrl-Alt-Delete hoặc kích chuột phải lên thanh taskbar, chọn Task Manager). Từ cửa sổ hiện ra, chọn tab Processes, tìm đến tiến trình có tên AutoHotkey, sau đó chọn End Process để tắt tiến trình này, đồng thời đưa Windows trở về trạng thái cũ ban đầu.

fool-day-7_bf976.jpg

Sau khi thực hiện các bước trên, trong thư mục My Document của Windows sẽ xuất hiện 1 file có tên AutoHotkey.ahk. Bước tiếp theo cần thực hiện là chuyển đổi file này  thành định dạng .exe để gửi đến cho “nạn nhân”.

Từ Start Menu của Windows, bạn tìm đến AutoHotkey -> ‘Convert .ahk to exe’. 

fool-day-10_d1440.jpg

Một cửa sổ mới hiện lên. Từ cửa sổ này, tại mục “Required Paramenters”, nhấn Browser tại khung Source, tìm đến file AutoHotkey.ahk có được ở trên, mục Destination chọn vị trí để lưu file exe và đặt tên bất kỳ cho file. Cuối cùng nhấn nút Convert.

fool-day-11_0aac9.jpg

Tại vị trí Destination mà bạn đã chọn ở trên sẽ hiện ra ở trên 1 file định dạng exe, với tên file do bạn đã chọn (có biểu tượng chữ H màu xanh). Những gì bạn cần làm là gửi file này đến cho “nạn nhân” rồi dụ họ kích hoạt. Lập tức, “nạn nhân” sẽ thấy được “hậu quả” mỗi khi mà họ nhấn nút Space trên bàn phím. 

Để thoát khỏi trò đùa, “nạn nhân” cũng cần phải mở cửa sổ Task Manager, chọn tab Processes, sau đó tìm đến tiến trình có tên giống với tên file exe mà bạn đã đặt ở trên (ví dụ ở đây là file Test.exe), rồi chọn nút “End Process” để đưa Windows trở về trạng thái bình thường.

fool-day-12_cb659.jpg

Trên đây là một vài trò đùa thú vị và vô hại nhưng sẽ phần nào mang đến những phút giây thư giãn và thoải mái trong ngày “cá tháng tư”, cũng như mang đến không ít bất ngờ cho những người “bị hại”.

Phạm Thế Quang Huy

Các Nội Dung Liên Quan


Một Số Hình Ảnh

Xem Tất Cả

VIDEO CLIPS

photo-178
photo-106
photo-99
photo-100
photo-101
photo-76

Thông Tin