Khoa Học Công Nghệ
InNguồn mở Việt Nam và giấc mơ vươn tầm thế giới
Cập nhật 21/11/2011 - 08:18:25 PM (GMT+7)(Dân trí) - “Nhóm đã có ý định đưa NukeViet trở thành một mã nguồn nổi tiếng trên thế giới, bằng cách từng bước tiếp cận và hoàn thiện hệ thống đa ngôn ngữ”, chia sẻ của nhóm tác giả công ty cổ phần phát triển nguồn mở Việt Nam (VINADES, JSC) sau đêm trao giải NTĐV 2011. >> Nhân tài đất Việt - Chắp cánh khát khao sáng tạo >> Clip trao giải Ba Nhân tài Đất Việt 2011
Sản phẩm “Mã nguồn mở NukeViet” của nhóm tác giả Công ty cổ phần phát triển nguồn mở Việt Nam (VINADES, JSC) đã nhận giải cao nhất (Giải ba, không có giải nhất, giải nhì) của Giải thưởng Nhân Tài Đất Việt năm nay ở lĩnh vực Công nghệ thông tin - Sản phẩm đã có ứng dụng rộng rãi. Ngay sau khi bước lên bục vinh quang, đại diện của nhóm tác giả, anh Nguyễn Thế Hùng đã có buổi trao đổi ngắn với Dân trí.
Chào anh. Đầu tiên, xin được chúc mừng, chia vui với anh và nhóm tác giả vì giải thưởng cao nhất trong cuộc thi Nhân tài đất Việt năm nay. Xin anh cho biết cảm xúc hiện tại của mình, khi mà NukeViet nhận được giải thưởng tại Nhân Tài Đất Việt năm nay?
Trước hết là muốn sản phẩm được nhiều người biết đến, và vào chung kết của Giải thưởng năm nay đã là một thành công đối với nhóm mình. Mà không ngờ, sản phẩm được ban giám khảo đánh giá cao và đạt được giải cũng là giải cao nhất của nhóm các sản phẩm đã có ứng dụng rộng rãi (không có giải nhì và giải nhất). Nên cảm giác chung của cả nhóm bây giờ rất là vui mừng.
Xin anh cho biết, trong quá trình hoàn thành sản phẩm, cả nhóm đã gặp phải những khó khăn và trở ngại nào để cho ra đời một sản phẩm hoàn chỉnh như ngày hôm nay?
Trong quá trình hoàn thành sản phẩm thì đây là một sản phẩm cộng đồng, nên có quá trình phát triển rất là dài. Khi làm sản phẩm, nhóm đã đi lên từ một nhóm mã nguồn mở hoạt động tình nguyện trong cộng đồng thì đã trải qua rất nhiều khó khăn. Ban đầu, khi quá trình phát triển vẫn ở giai đoạn tự phát thì vấn đề để anh em làm việc tập trung, hoạt động quy củ và có chỉ đạo rất là khó.
Tuy nhiên, đến khi sang giai đoạn thành lập thành doanh nghiệp, thì gặp vấn đề rất là lớn về huy động vốn để đầu tư cho hoạt động của mình. Tiếp theo đó là kéo theo những khó khăn về quá trình hoàn thiện nhân lực, về sản phẩm… mỗi bước bọn mình đều phải tự giải quyết.
Đại diện nhóm tác giả NukeViet chụp ảnh cùng Nguyên Phó thủ tướng chính phủ, Chủ tịch Hội khuyến học Việt Nam Nguyễn Mạnh Cầm
Hiện nay, trên thế giới có rất nhiều công cụ mã nguồn mở để phát triển website, như Joomla hay Wordprees… Vậy nếu so sánh NukeViet với các mã nguồn mở này thì có những điểm nào nổi bật?
Hiện NukeViet có rất nhiều ưu điểm để tồn tại và phát triển trong suốt 8 năm qua, cũng như có rất nhiều ưu điểm để vượt qua các mã nguồn nổi tiếng trên thế giới. Một trong những cái ưu điểm lớn nhất của NukeViet hiện giờ là mức độ dễ sử dụng. Bởi vì khởi đầu, NukeViet cũng đi lên từ một mã nguồn mở của nước ngoài là PHP-Nuke, trong quá trình phát triển thì bọn mình đã thừa hưởng tất cả các công nghệ, tính năng của PHP-Nuke và đưa vào sản phẩm NukeViet.
Ngoài ra, trong 8 năm tồn tại và phát triển, với hơn 20 ngàn thành viên và người sử dụng, đã đóng góp cho nhóm rất nhiều ý tưởng, rất nhiều ý kiến và đưa ra những đề xuất… để bây giờ, có được một NukeViet phù hợp nhất và dễ dàng sử dụng cho người Viêt.
Vậy trong tương lai, nhóm có dự định đưa NukeViet ra thành một mã nguồn mở nổi tiếng toàn cầu hay không?
Bắt đầu từ phiên bản 3.0, phiên bản mới nhất được phát hành, thì nhóm đã có ý định đưa NukeViet trở thành một mã nguồn nổi tiếng trên thế giới, bằng cách từng bước tiếp cận và hoàn thiện hệ thống đa ngôn ngữ. Kèm theo đó, đưa NukeViet ra cộng đồng người sử dụng nước ngoài. Hiện giờ đã được khá nhiều khách hàng người nước ngoài sử dụng. NukeViet đã được khách hàng nước ngoài dịch ra 8 thứ tiếng khác nhau để phát triển.
Để phát triển ra toàn cầu đòi hỏi phải có một cộng đồng phát triển trên thế giới rất lớn. Vậy NukeViet dự định làm gì để phát triển cộng đồng này?
Vấn đề ưu tiên hàng đầu của NukeViet là vấn đề cộng đồng, bởi vì NukeViet đi lên từ cộng đồng. Chính vì thế, NukeViet hiện đang là một trong những mã nguồn mở có cộng đồng đông nhất. Nếu vào trang web của NukeViet tại http://nukeviet.vn, sẽ dễ dàng bắt gặp một cộng đồng người dùng NukeViet rất năng động, với thành viên ở khắp mọi miền đất nước và thành viên người Việt ở nước ngoài rất nhiều.
Trong thời gian tới, NukeViet sẽ tiếp tục ưu tiên vấn đề phát triển cộng đồng bằng cách đào tạo người dùng, đào tạo thêm những lập trình viên để phát triển những ứng dụng trên nền NukeViet, bởi vì NukeViet sẽ phát triển để đó không chỉ là web, mà sẽ là một phần mềm trên nền web.
Vậy sau khi đạt giải tại Nhân Tài Đất Việt năm nay, anh có định hướng phát triển như thế nào cho NukeViet trong tương lai cũng như làm sao để sản phẩm được ứng dụng rộng rãi hơn?
Mục tiêu của nhóm khi tham gia Giải thưởng Nhân Tài Đất Việt là để quảng bá NukeViet, và bây giờ, bọn mình đã đạt được một phần mục tiêu đấy. Trong thời gian tới thì nhóm phát triển NukeViet sẽ tiếp cận với các lĩnh vực mà sản phẩm có thể mang lại hiệu quả cao nhất, ví dụ bên khối Giáo dục, các doanh nghiệp hoạt động thương mại điện tử trên Internet… bởi đây là những lĩnh vực mà NukeViet có thể hỗ trợ rất mạnh, đặc biệt là lĩnh vực giáo dục, đào tạo cho học sinh, sinh viên phát triển công nghệ và để định hướng cho tương lai của mình.
Xin cảm ơn anh và một lần nữa chúc mừng thành công của NukeViet trong ngày hôm nay.
Bài và ảnh: Phạm Thế Quang Huy
Các Nội Dung Liên Quan
- Năm bước để công bố bài báo quốc tế (17/07/2019)
- Trình diễn hệ điều hành Ubuntu for Android (04/08/2012)
- Trang web nghe nhạc Zing MP3 là “ổ chứa mã độc”? (01/04/2012)
- Xem cảnh báo tắc đường trên Google Maps (01/04/2012)
- Phần mềm cực độc giúp “thư giãn” trong ngày “cá tháng tư” (01/04/2012)
- Cận cảnh máy tính bảng giá rẻ nhất 1,8 triệu đồng (31/03/2012)
- Sao trẻ Justin Bieber “gặp hạn” vì Twitter (31/03/2012)
- Thăm trụ sở đẹp như mơ của “cha đẻ” Firefox (31/03/2012)
- Trải nghiệm miễn phí Photoshop CS6 vừa xuất hiện (31/03/2012)
- Xe tự lái của Google giúp… người mù tự lái xe (31/03/2012)