Khoa Học Công Nghệ
InLại
Cập nhật 03/11/2011 - 08:55:42 PM (GMT+7)Chiêu thức của tin tặc không mới nhưng thời gian gần đây, rất nhiều người lại “dính chưởng” trò lừa đảo này. Trong đơn thư phản ánh gửi đến Dân trí, chị Hồng Minh (27 tuổi, ngụ Q.1, TPHCM) đã phải “dở khóc, dở cười” khi kể về sự việc của mình.
Theo chị Minh, ngày 27/7 vừa qua, khi đang online trò chuyện với bạn bè thì thấy nick của một bạn nữ là đồng nghiệp của mình tên Thủy nhảy vào chat. Khi trò chuyện, chị Thủy nói với Minh rằng, có việc “nhạy cảm” nên không tiện dùng nick của mình để trao đổi với đối tác. Do vậy, Thủy năn nỉ Minh cho mượn pass YM để làm việc. Nghĩ là bạn bè thân thiết, lại cùng nghề nghiệp nên Minh liền cho Thủy pass và xài nick chát của mình. Nào ngờ, khi chuyển xong thì Minh không còn quyền vào nick của mình được nữa do đã bị đổi pass.
Ngay sau đó, với cái nick của Minh, đối tượng này đã dùng trò chuyện với những bạn bè của Minh trong danh sách. Không những thế, đối tượng này còn lợi dụng danh nghĩa của Minh để thực hiện trò lừa đảo những người trò chuyện cả tin.
Minh còn dặn kỹ rằng: “Mua card mạng nào cũng được. Nãy giờ đăng ký cho 80 người rồi. Còn 20 suất thôi, nhanh lên. Nộp đi, 10 phút là có kết quả liền”.
Thấy “ngon ăn” và tin lời bạn, Sơn lật đật ra cửa hàng điện thoại mua 5 card trị giá 1 triệu đồng rồi chuyển số seri cho Minh. Đợi 10,20, 30 phút… rồi mấy tiếng đồng hồ sau mà Sơn vẫn không thấy 15 triệu đồng vào tài khoản mình, trong khi đó, nick của cô bạn mình out một cách lạnh lùng.
“Kẻ lấy cắp đã lợi dụng danh nghĩa của Minh để đi lừa rất nhiều bạn bè. Sơn thì mất tiền còn Minh thì đến giờ vẫn không thể vào được nick của mình dù rất nhiều thông tin cá nhân, bạn bè lưu trong list và hộp thư. Thiệt khổ hết biết”, Minh than thở.
Chị Mỹ Xuân (ngụ P.19, Q.Bình Thạnh, TPHCM) cũng phản ánh tình trạng trên. Chị cho biết, một người bạn của chị lâu ngày không gặp, bỗng dưng lên mạng chát nói đang ở Tây Ban Nha và hết tiền. Người bạn này bảo chị Xuân “hãy nghĩ đến tình bạn bè thân thiết ngày xưa” mà chuyển cho mình một ít tiền vào tài khoản và không quên lời hứa khi về Việt Nam sẽ gửi lại gấp 2 lần.
“Bán tín bán nghi”, Xuân điện thoại vào số di động của anh bạn này thì đầu dây bên kia bắt máy nói: “Có gì vậy bạn?. Mình đang ở cơ quan mà”. Khi Xuân kể lại sự việc, anh bạn hốt hoảng vào YM thì không truy cập được vì pass đã bị đổi.
Anh Duy, đang làm việc ở quận 1 cũng cho biết yahoo mình từng bị kẻ gian đột nhập và lừa đảo bạn bè, tuy nhiên, may sao pass vẫn không đổi. Khi nhận được phản ánh của “nạn nhân” là bạn bè mình, anh Duy phải lên status giật thông báo: “Nick của tôi đã từng bị hack. Nếu có ai đó mời mua thẻ điện thoại hoặc thứ gì khác xin đừng nghe theo”.
Công Quang
Các Nội Dung Liên Quan
- Năm bước để công bố bài báo quốc tế (17/07/2019)
- Trình diễn hệ điều hành Ubuntu for Android (04/08/2012)
- Trang web nghe nhạc Zing MP3 là “ổ chứa mã độc”? (01/04/2012)
- Xem cảnh báo tắc đường trên Google Maps (01/04/2012)
- Phần mềm cực độc giúp “thư giãn” trong ngày “cá tháng tư” (01/04/2012)
- Siêu máy tính “qua mặt” 50 triệu chiếc laptop (31/03/2012)
- Ultrabook “chật vật” tìm chỗ đứng tại Việt Nam (31/03/2012)
- Nhà sáng lập Facebook bất ngờ ghé thăm Trung Quốc (31/03/2012)
- Cận cảnh máy tính bảng giá rẻ nhất 1,8 triệu đồng (31/03/2012)
- Sao trẻ Justin Bieber “gặp hạn” vì Twitter (31/03/2012)