1

Khoa Học Công Nghệ

In

Nắm bắt “thời cơ vàng” để phát triển CNTT-TT

Cập nhật 14/06/2011 - 09:50:39 AM (GMT+7)
(Dân trí) -Có thể tự hào là giới CN TT-TT nước ta sớm nắm bắt những thời cơ vàng mà cuộc cách mạng Internet Băng rộng Di động mang lại, ta hãy cố khai thác tối đa để phục vụ cho sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội ở Việt Nam.

Qua những báo cáo, tham luận cũng như ý kiến phát biểu trong Hội nghị Lãnh đạo Công nghệ Thông tin Truyền thông Việt Nam năm 2011 vừa diễn ra hôm 10/6 tại Hà Nội, có thể thấy rằng giới CN TT-TT nước ta sớm nắm bắt được những thời cơ vàng mà cuộc cách mạng Internet Băng rộng Di động mang lại nhằm góp phần tích cực vào sự nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hóa hiện đại hóa nước nhà.

Từ nửa sau của thế kỷ 20, thế giới chứng kiến sự chuyển dịch tín hiệu truyền thông từ dạng analog sang dạng số. Việc nghiên cứu mã hóa tín hiệu và sự phát triển cực kỳ nhanh của công nghệ vi mạch số (theo định luật <?xml:namespace prefix = st1 ns = "urn:schemas-microsoft-com:office:smarttags" /?>Moore), đã dẫn tới sự bùng nổ trong kỹ thuật xử lý tín hiệu, được gọi là cuộc cách mạng số hóa tín hiệu.

Ý kiến của bạn về vấn đề này xin gửi đến Diễn đàn Dân trí qua địa chỉ e-mail:thaolam@dantri.com.vn<?xml:namespace prefix = o ns = "urn:schemas-microsoft-com:office:office" /?>

Từ cuộc cách mạng số hóa tín hiệu xuất hiện sự hội tụ Máy tính-Viễn thông, được gọi là hội tụ C+C (Computer + Communication). Kết quả của giai đoạn hội tụ này là điện thoại số và các loại thông tin vô tuyến số hóa như: thông tin tiếp sức số hóa, thông tin sóng ngắn số hóa, thông tin đối lưu số hóa, mạng máy tính.

Số hóa là quá trình biến đổi bất kỳ loại thông tin nào thành chuỗi số dưới dạng nén và truyền đến nơi sử dụng cuối cùng như một chuỗi bit. Và giới viễn thông sớm nhận ra rằng tất cả các loại tín hiệu truyền thông đã số hóa như thoại, dữ liệu, video, đồ họa, âm nhạc có thể truyền đi trên một mạng chung. Thế là mạng Internet ra đời!

Trong Internet, tất cả đều di chuyển dưới hình thức các “gói dữ liệu” được mã hóa bằng IP (Internet Protocol). Giao thức Internet có thể dùng để mã hóa các cuộc gọi thoại, tin nhắn SMS, MMS và cả video clip.

Như chúng ta đã biết, sự ra đời của Internet ngay từ thế hệ đầu tiên đã làm thay đổi một cách cơ bản phương thức truyền thông. Không những thế, nó còn làm đảo lộn các phương thức sản xuất, kinh doanh, quản lý xã hội, và ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống cá nhân của mọi người. Có thể coi đó là một cuộc cách mạng trong lịch sử nhân loại. 

tt27831_cb619.jpg
Sự ra đời của Internet ngay từ thế hệ đầu tiên đã làm thay đổi một cách cơ bản phương thức truyền thông. (nguồn ảnh: internet)

Từ năm 2005, công nghệ IP đã đủ “chín” và Internet đạt tốc độ đủ cao (Internet thế hệ 2) để tải được dịch vụ hội tụ cặp 3 (Internet, điện thoại cố định, truyền hình). Người ta gọi đó là giai đoạn hội tụ C+C+M (Communications+Computer+Media), nhưng theo tôi từ Internet thế hệ 1 sang Internet thế hệ 2 chỉ mới là một bước tiến hóa, chứ chưa phải là một cuộc cách mạng.

Sự ra đời của thông tin di động, sự phát triển không ngừng của tốc độ Internet cùng với các giải pháp vô tuyến băng rộng khác đã tạo một động lực mới thúc đẩy sự hội tụ, đến mức “lượng biến thành chất”, lại bùng nổ ra một cuộc cách mạng mới: Internet băng rộng di động!

Chúng ta mới ở bình minh của thời đại  Internet băng rộng di động, nhưng chúng ta đã thấy những thay đổi quan trọng trong sản xuất kinh doanh mà nó mang lại:

·        Các dịch vụ băng rộng với các thiết bị luôn luôn on-line như: ĐT thông minh, máy tính bảng... 

·        Những phương thức kinh doanh mới, vd Phần mềm Dịch vụ (Software-as-a-service, SaaS), phát triển và hoạt động trên nền tảng Web, do nhà cung cấp làm chủ sở hữu và chạy trên hệ máy tính của họ, ở trung tâm cơ sở dữ liệu của họ. Bạn sẽ không phải đi mua phần mềm mới, sắm máy tính mới, thuê chuyên gia đào tạo cách sử dụng phần mềm, chỉ cần thuê SaaS trả phí theo tháng!

·        Điện toán Đám mây (Cloud Computing), một mô hình điện toán mà công việc được giao cho một tập hợp những kết nối, dịch vụ và phần mềm truy cập được qua Internet (tập hợp này xây dựng trên một mạng máy tính, đặt ở đâu đó trên thế giới và được gọi là “đám mây”).  Thao tác công việc từ xa trên “đám mây” bạn có thể truy cập vào những trung tâm điện toán gồm những máy tính có cấu hình mạnh. Chỉ với một máy tính cá nhân có cấu hình thấp (hoặc PDA), bạn truy cập tới những kho dữ liệu và những trung tâm điện toán khổng lồ với những dịch vụ cần thiết. Xu hướng này làm cho bạn có thể bổ sung các dịch vụ mới nhanh, dễ, không phải xây thêm cơ sở hạ tầng mới, chẳng khác gì cài thêm phần mềm mới vào hệ điều hành đang chạy.

·        IaaS (Infrastructure-as-a Service), dạng “thô” nhất của CaaS (Computing-as-a Service), người dùng chỉ định máy ảo (VM) và triển khai các ứng dụng trên đó, trả tiền theo thời gian tính toán, dung lượng lưu trữ và băng thông mạng.

Những thứ này chính là hạ tầng mềm mà các xí nghiệp CN TT-TT của chúng ta đang xây dựng. Xin đơn cử vài ví dụ: Cty CN Truyền thông Việtnam (VNTT Jsc.) sẽ cung cấp hạ tầng CNTT dưới dạng dịch vụ (qua Internet, Web), còn FPT sẽ cung cấp những dịch vụ về điện toán đám mây cho mọi loại doanh nghiệp và mọi hoạt động kinh doanh (thử nghiệm trong quý III và sẽ đưa ra thị trường từ quý IV/2011).

Có thể tự hào là giới CN TT-TT nước ta sớm nắm bắt những thời cơ vàng mà cuộc cách mạng Internet Băng rộng Di động mang lại, ta hãy cố khai thác tối đa để phục vụ cho sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội ở Việt Nam.

Cuối cùng tôi xin nói thêm là sự hội tụ công nghệ sẽ không có điểm tận cùng.

Cuộc hội tụ mà giới làm chính sách khoa học công nghệ ở châu Âu cho là phải xét đến kể từ 2011 là sự hội tụ NBIC (Nano-Bio-Info-Cogni.), bao gồm các ngành:

·        Khoa học và công nghệ Nano.

·        Công nghệ sinh học Biotechnology, bao gồm cả Y sinh học,kỹ thuật gen.

·        Công nghệ thông tin Infotechnology, bao gồm máy tính và các ngành truyền thông tiên tiến.

·        Khoa học nhận thức Cognitive Science, bao gồm cả khoa học nơ-ron nhận thức.

 

Khoa học nhận thức chẳng phải là cái gì xa lạ, ta đã biết đến nó trong kỹ thuật nhận dạng, trí tuệ nhân tạo, ngôn ngữ học... những ứng dụng của nó vô cùng phong phú.

Tóm lại, tận lực khai thác những thành quả của cuộc cách mạng công nghệ hiện nay, và sớm lưu ý đến quá trình hội tụ sẽ tạo ra sự bùng nổ một cuộc cách mạng công nghệ mới tiếp theo, đó là điều tôi muốn nói hôm nay.

                                                                GS. Nguyễn Văn Ngọ
Chủ tịch danh dự Hội Vô tuyến-Điện tử Việt Nam

LTS Dân trí - Bài phát biểu trên đây của GS. Nguyễn Văn Ngọ tuy ngắn gọn, nhưng súc tích và có tầm khái quát cao, giúp cho bạn đọc dù là “ngoại đạo” cũng có thể thấy được những giai đoạn phát triển chủ yếu trong  lĩnh vực Công nghệ thông tin – Truyền thông, đặc biệt là “Cuộc cách mạng số hóa tín hiệu” và “Cuộc cách mạng Internet Băng rộng và Di động” đã và đang tạo ra những biến đổi sâu sắc và toàn diện trong đời sống xã hội.

Phát triển Công nghệ Thông tin – Truyền thông để thật sự trở thành “hạ tầng phần mềm” đúng là mục tiêu có tầm chiến lược của đất nước ta nhằm đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở thời đại ngày nay.   

Các Nội Dung Liên Quan


Một Số Hình Ảnh

Xem Tất Cả

VIDEO CLIPS

photo-178
photo-106
photo-99
photo-100
photo-101
photo-76

Thông Tin