Khoa Học Công Nghệ
InLấy lại MacBook bị đánh cắp nhờ… Twitter
Cập nhật 04/06/2011 - 01:21:39 PM (GMT+7)(Dân trí) - Sean Power, đang sống tại Ottawa, Canada đã lấy lại được chiếc laptop đã mất sau khi những người không quen biết trên Twitter đã dám liều lĩnh đối mặt với tên trộm để đòi lại chiếc laptop.
Sean Power, một lập trình viên người Canada đã bị lấy cắp chiếc MacBook trong chuyến du lịch tại New York.
Đầu tiên, Power đã không nhớ đến phần mềm theo dõi dấu vết chiếc MacBook với tên gọi Prey mà anh đã cài đặt 6 tháng trước đó. Ngay khi nhớ ra, anh lập tức theo dõi dấu vết chiếc laptop của mình.
Power cũng bắt đầu cập nhật thông tin về chiếc laptop trên Twitter, cũng như tiếp tục theo dõi và thu thập thông tin về tên trộm thông qua phần mềm theo dõi, kể cả hình ảnh của tên trộm đã bị webcam trên chiếc MacBook chụp lại.
“Tôi không chỉ có được gương mặt của kẻ cắp, mà tôi còn biết hắn làm những gì trên máy tính của tôi. Sau khi đánh cắp laptop của tôi khoảng nửa giờ, hắn đã đăng nhập vào tài khoản Twitter và Gmail. Tôi thậm chí còn biết được số tài khoản ngân hàng và tổng số tiền mà hắn đang có trong tài khoản. Có vẻ như tên tội phạm vẫn chưa nhận thức được mình đang bị theo dõi” - Power cho biết trên tờ báo CBC News.
Power đã đăng tải trên Twitter rằng anh đã báo với cảnh sát, tuy nhiên cảnh sát cho biết sẽ không theo đuổi sự việc sau nếu Power không có các bằng chứng xác đáng hơn.
Thậm chí, Power còn xác định được vị trí tên thủ phạm đang sử dụng chiếc MacBook của anh, nhưng anh không thể làm gì khác vì lúc đó đã rời New York để trở lại Canada.
Ngay sau khi thông tin về vụ mất cắp được cập nhật trên Twitter, nhiều người đã phản hồi và đưa ra nhiều ý kiến giải quyết để giúp Power.
Khi Power cập nhật về vị trí của tên tội phạm, một người dùng đang theo dõi Twitter của Power cho biết họ đang gần vị trí đó và sẽ tìm đến đối mặt với tên tội phạm.
“Tôi chắc rằng mình có thể can thiệp vào trường hợp của anh. Anh có cần một “đội vũ trang” để giải quyết vụ việc?” - Một người dùng Twitter phản hồi lên trang cá nhân của Power.
Tuy nhiên, Power đã ngay lập tức đề nghị họ không làm điều gì dại dột. Anh lập tức trả lời trên Twitter: “Sự trừng phạt và bạo lực là không cần thiết. Tôi nghĩ rằng sẽ có một cách để giải quyết hòa bình trong trường hợp này. Chỉ cần đưa ra một giải pháp phù hợp”.
“Đừng chơi trò anh hùng” - Một người dùng Twitter khác lên tiếng khi theo dõi vụ việc - “Hãy là một anh hùng thông minh. Hãy chỉ làm những điều cần thiết, ghi lại thông tin về tên tội phạm là đủ”.
“Tôi nghĩ rằng đó là một hoàn cảnh cực kỳ nguy hiểm mà người dùng Twitter kia phải đối mặt. Và tôi thực sự nghĩ đó là điều không cần thiết. Dù sao, đó cũng chỉ là một tấm nhựa (ám chỉ chiếc laptop) - Power cho biết khi đang kể lại vụ việc với tờ báo CBC News.
Tuy nhiên, bất chất lời cảnh báo và đề nghị của Power, người “anh hùng dấu mặt” đã cùng bạn của mình tìm đến vị trí của tên ăn trộm, và thậm chí còn yêu cầu tên trộm nói chuyện điện thoại trực tiếp với Power. Cuối cùng, tên trộm đã phải “ngoan ngoãn” trả lại chiếc MacBook cho Power.
“Tôi đã thực sự rất căng thẳng khi nghĩ đến việc ai đó đang phải đối mặt với nguy hiểm chỉ để tìm lại cho tối một chiếc laptop” – Power cho biết.
Power sau đó đã trở lại New York để lấy lại chiếc laptop và gặp mặt “người anh hùng” đã giúp anh lấy lại chiếc máy tính.
Đây không phải là lần đầu tiên người dùng tìm lại laptop bị đánh cắp nhờ vào các phần mềm theo dõi dấu vết cài đặt trên đó. Mới đây, Joshua Kaufman, một nhà thiết kế sống tại Mỹ cũng đã sử dụng phần mềm theo dõi để ghi lại hình ảnh và thông tin của kẻ đánh cắp chiếc MacBook của mình.
Joshua Kaufman sau đó đã lập 1 trang blog trên Tumblr để đăng tải hình ảnh và thông tin trên trộm. Hôm qua, Joshua Kaufman đã cập nhật blog của mình, cho biết cảnh sát đã sử dụng những thông tin mà Kaufman thu thập được để lần ra dấu vết kẻ cắp và gửi trả lại chiếc laptop cho chủ nhân.
Đầu tiên, Power đã không nhớ đến phần mềm theo dõi dấu vết chiếc MacBook với tên gọi Prey mà anh đã cài đặt 6 tháng trước đó. Ngay khi nhớ ra, anh lập tức theo dõi dấu vết chiếc laptop của mình.
Power cũng bắt đầu cập nhật thông tin về chiếc laptop trên Twitter, cũng như tiếp tục theo dõi và thu thập thông tin về tên trộm thông qua phần mềm theo dõi, kể cả hình ảnh của tên trộm đã bị webcam trên chiếc MacBook chụp lại.
“Tôi không chỉ có được gương mặt của kẻ cắp, mà tôi còn biết hắn làm những gì trên máy tính của tôi. Sau khi đánh cắp laptop của tôi khoảng nửa giờ, hắn đã đăng nhập vào tài khoản Twitter và Gmail. Tôi thậm chí còn biết được số tài khoản ngân hàng và tổng số tiền mà hắn đang có trong tài khoản. Có vẻ như tên tội phạm vẫn chưa nhận thức được mình đang bị theo dõi” - Power cho biết trên tờ báo CBC News.
Hình ảnh tên trộm được ghi lại bằng webcam của MacBook
Power đã đăng tải trên Twitter rằng anh đã báo với cảnh sát, tuy nhiên cảnh sát cho biết sẽ không theo đuổi sự việc sau nếu Power không có các bằng chứng xác đáng hơn.
Thậm chí, Power còn xác định được vị trí tên thủ phạm đang sử dụng chiếc MacBook của anh, nhưng anh không thể làm gì khác vì lúc đó đã rời New York để trở lại Canada.
Ngay sau khi thông tin về vụ mất cắp được cập nhật trên Twitter, nhiều người đã phản hồi và đưa ra nhiều ý kiến giải quyết để giúp Power.
Khi Power cập nhật về vị trí của tên tội phạm, một người dùng đang theo dõi Twitter của Power cho biết họ đang gần vị trí đó và sẽ tìm đến đối mặt với tên tội phạm.
“Tôi chắc rằng mình có thể can thiệp vào trường hợp của anh. Anh có cần một “đội vũ trang” để giải quyết vụ việc?” - Một người dùng Twitter phản hồi lên trang cá nhân của Power.
Tuy nhiên, Power đã ngay lập tức đề nghị họ không làm điều gì dại dột. Anh lập tức trả lời trên Twitter: “Sự trừng phạt và bạo lực là không cần thiết. Tôi nghĩ rằng sẽ có một cách để giải quyết hòa bình trong trường hợp này. Chỉ cần đưa ra một giải pháp phù hợp”.
“Đừng chơi trò anh hùng” - Một người dùng Twitter khác lên tiếng khi theo dõi vụ việc - “Hãy là một anh hùng thông minh. Hãy chỉ làm những điều cần thiết, ghi lại thông tin về tên tội phạm là đủ”.
“Tôi nghĩ rằng đó là một hoàn cảnh cực kỳ nguy hiểm mà người dùng Twitter kia phải đối mặt. Và tôi thực sự nghĩ đó là điều không cần thiết. Dù sao, đó cũng chỉ là một tấm nhựa (ám chỉ chiếc laptop) - Power cho biết khi đang kể lại vụ việc với tờ báo CBC News.
Tuy nhiên, bất chất lời cảnh báo và đề nghị của Power, người “anh hùng dấu mặt” đã cùng bạn của mình tìm đến vị trí của tên ăn trộm, và thậm chí còn yêu cầu tên trộm nói chuyện điện thoại trực tiếp với Power. Cuối cùng, tên trộm đã phải “ngoan ngoãn” trả lại chiếc MacBook cho Power.
Nick Reese, “người anh hùng” đã giúp Power lấy lại chiếc MacBook của mình
“Tôi đã thực sự rất căng thẳng khi nghĩ đến việc ai đó đang phải đối mặt với nguy hiểm chỉ để tìm lại cho tối một chiếc laptop” – Power cho biết.
Power sau đó đã trở lại New York để lấy lại chiếc laptop và gặp mặt “người anh hùng” đã giúp anh lấy lại chiếc máy tính.
Đây không phải là lần đầu tiên người dùng tìm lại laptop bị đánh cắp nhờ vào các phần mềm theo dõi dấu vết cài đặt trên đó. Mới đây, Joshua Kaufman, một nhà thiết kế sống tại Mỹ cũng đã sử dụng phần mềm theo dõi để ghi lại hình ảnh và thông tin của kẻ đánh cắp chiếc MacBook của mình.
Joshua Kaufman sau đó đã lập 1 trang blog trên Tumblr để đăng tải hình ảnh và thông tin trên trộm. Hôm qua, Joshua Kaufman đã cập nhật blog của mình, cho biết cảnh sát đã sử dụng những thông tin mà Kaufman thu thập được để lần ra dấu vết kẻ cắp và gửi trả lại chiếc laptop cho chủ nhân.
T.Thủy
Theo CBC News
Theo CBC News
Các Nội Dung Liên Quan
- Năm bước để công bố bài báo quốc tế (17/07/2019)
- Trình diễn hệ điều hành Ubuntu for Android (04/08/2012)
- Trang web nghe nhạc Zing MP3 là “ổ chứa mã độc”? (01/04/2012)
- Xem cảnh báo tắc đường trên Google Maps (01/04/2012)
- Phần mềm cực độc giúp “thư giãn” trong ngày “cá tháng tư” (01/04/2012)
- “Siêu phẩm” HTC One X chính hãng có giá 16,5 triệu đồng (31/03/2012)
- Nhóm tin tặc khét tiếng đánh sập Internet vào ngày mai? (31/03/2012)
- Siêu máy tính “qua mặt” 50 triệu chiếc laptop (31/03/2012)
- Ultrabook “chật vật” tìm chỗ đứng tại Việt Nam (31/03/2012)
- Nhà sáng lập Facebook bất ngờ ghé thăm Trung Quốc (31/03/2012)