Bản tin - Sự kiện
In7 kỹ năng sinh viên cần để “sống sót” sau khi ra trường
Cập nhật 14/09/2009 - 02:06:45 PM (GMT+7)Sinh viên hiện đại có thể “chết chìm” trong cuộc sống, vì các trường học chỉ dạy họ cách làm các bài thi.
Tony Wagner làm việc tại Khoa Giáo dục thuộc Đại học Harvard. Ông cho rằng dạy-học-để-thi không chỉ khiến sinh viên nản học, mà còn cản trở việc truyền dạy 7 “kỹ năng sống còn” mà sinh viên nào cũng cần có trước khi tốt nghiệp.
Wagner thường xuyên nghe hai điều, được lặp đi lặp lại từ các nhà tuyển dụng: “Chúng tôi cần những người có thể đặt những câu hỏi hay, và chúng tôi cần những người có thể lôi kéo người khác vào những cuộc trò chuyện sâu sắc”.
Ông kể: “Khi tôi hỏi các nhà tuyển dụng là họ có cần những sinh viên thông thạo phiên bản phần mềm mới nhất không, họ nói KHÔNG. Công nghệ phát triển quá nhanh, nên từ thời điểm sinh viên tốt nghiệp cho đến khi kiếm được việc làm thì công nghệ đã thay đổi rồi. Họ không ngại phải đào tạo nhân viên về công nghệ mới – nhưng chẳng ai có thể dạy người khác cách suy nghĩ cả”.
Và ông kể một “chuyện vui có thật”: “Tôi đến thăm một phòng thí nghiệm khoa học. Một nhóm học viên gặp trục trặc: thiết bị đốt khí bị bốc khói. Nhưng họ chẳng làm gì cả, chỉ ngồi chờ giáo viên đến sửa. Tôi lại gần họ và hỏi: “Có chuyện gì thế?”.
Một em đáp: “Em không biết, nó không hoạt động”. Tôi nhìn cả nhóm và hỏi: “Vậy giả thiết của các em là gì?”. Tất cả đều ngây ra. Cuối cùng, một em đáp: “À, giả thiết, đó là một trong những từ bọn em học trong phần từ vựng hồi trước, nhưng em chẳng hiểu nó nghĩa là gì”.
Đúng là bạn có thể có tất cả những thiết bị và công nghệ mà bạn muốn. Nhưng nếu chỉ-học-để-thi thì bạn có thể qua được bậc trung học, thậm chí qua được bậc đại học, nhưng lại KHÔNG THỂ THAM GIA VÀO LỰC LƯỢNG LAO ĐỘNG CHẤT LƯỢNG CAO.
Wagner đưa ra một danh sách 7 “kỹ năng sống còn” mà sinh viên cần để thành công trong thế giới thông tin ngày nay, và theo ông, các trường đại học cần đảm bảo sinh viên có được những kỹ năng này trước khi tốt nghiệp:
1. Giải quyết vấn đề và suy nghĩ theo kiểu phân tích – đánh giá.
2. Hợp tác trong các mạng lưới và lãnh đạo bằng ảnh hưởng của mình.
3. Nhanh nhẹn và thích nghi.
4. Chủ động hành động.
5. Viết và giao tiếp bằng lời hiệu quả.
6. Tiếp cận và phân tích thông tin.
7. Tò mò và có khả năng tưởng tượng, sáng tạo.
“Chúng ta không nên chỉ lo đảm bảo các bài thi hằng năm bất chấp cái giá phải trả là sinh viên của chúng ta không thể thành công trong cuộc sống. Có những điều nhất định cần thay đổi” – Wagner kết luận.
Nguồn: Mỹ Dung- Báo Sinh viên.
Các Nội Dung Liên Quan
- Career Day 2019 - Cơ hội nghề nghiệp cho sinh viên (21/10/2019)
- TP BIỂN VŨNG TÀU – HÀNH TRÌNH 2 NGÀY 1 ĐÊM CỦA TUYỂN FUTSAL SINH VIÊN STU ĐẦY TRẢI NGHIỆM XEN LẪN CẢM XÚC. (01/10/2019)
- Tham gia giải bóng đá FUTSAL HDBANK SINH VIÊN ĐỒNG HÀNH THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 2019 (19/07/2019)
- Bế mạc và trao giải giải bóng đá cựu sinh viên lần 1 năm 2019 (04/06/2019)
- Khép lại vòng bảng Giải bóng đá Cựu Sinh viên STU lần 1 năm 2019 (30/05/2019)
- Khai mạc giải bóng đá Cựu sinh viên STU lần 1 năm 2019 (27/05/2019)
- Talkshow giao lưu cựu sinh viên và sinh viên chủ đề "Hành trang cho sinh viên" (20/05/2019)
- Talk show "Chiến lược phát triển nghề nghiệp" (05/06/2018)
- Chương trình Biện luận sinh viên 2018 (05/06/2018)
- Nhà trường trả lời các ý kiến của sinh viên trong buối Đối thoại sinh viên với lãnh đạo nhà trường năm học 2017- 2018 (18/05/2018)