1

Nhu Cầu Nguồn Nhân Lực

In

TPHCM: 12 nhóm ngành có nhu cầu nhân lực nhất 2013

Cập nhật 27/02/2013 - 03:03:56 PM (GMT+7)

Căn cứ chỉ tiêu tăng trưởng GDP của thành phố và tổng hợp thông tin về nhu cầu nhân lực, Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và thông tin thị trường lao động TPHCM (Falmi) đã xác định 12 nhóm ngành TPHCM có nhu cầu nhân lực nhiều nhất năm 2013.

Cụ thể, dự kiến nhu cầu nhân lực thành phố năm 2013 có 270.000 chỗ làm việc trống, trong đó 140.000 chỗ làm việc mới. Xu hướng nhu cầu nhân lực năm 2013 của các doanh nghiệp trên địa bàn TPHCM được xếp hạng theo nhóm ngành nghề như sau:
STT
  Nhóm ngành nghề
Tỷ lệ (%)
1
  Marketing – Kinh doanh – Bán hàng
27,08
2
  Du lịch – Nhà hàng – Khách sạn – Dịch vụ - Phục vụ
19,92
3
  Công nghệ thông tin – Điện tử - Viễn thông
7,79
4
  Quản lý - Hành chính – Giáo dục – Đào tạo
7,54
5
  Dệt – May – Giày da
7,16
6
  Tài chính - Kế toán – Kiểm toán - Đầu tư - Bất động sản - Chứng khoán
6,50
7
  Tư vấn - Bảo hiểm
3,74
8
  Cơ khí – Luyện kim – Công nghệ ô tô
2,77
9
  Hóa – Y tế, chăm sóc sức khỏe
2,67
10
  Xây dựng – Kiến trúc – Giao thông vận tải
2,51
11
  Điện – Điện công nghiệp – Điện lạnh
2,00
12
  Kho bãi - Vật tư - Xuất nhập khẩu
1,54
 
Theo Falmi, trong tổng số nhu cầu nhân lực của thành phố năm 2013, nhu cầu nhân lực của các khu chế xuất – khu công nghiệp thành phố là 30.000 người, tập trung theo hướng thu hút nhân lực các ngành công nghệ thuộc lĩnh vực: Cơ khí, Điện tử, Công nghệ thông tin, Hóa – Dược – Cao su, Chế biến lương thực thực phẩm.
 
Tính trên mặt bằng toàn thành phố, nhu cầu tuyển dụng tập trung nhiều vào những ngành nghề kinh doanh, dịch vụ như: Nhân viên kinh doanh, Bán hàng, Dịch vụ - Phục vụ, Y tế - Chăm sóc sức khỏe, Du lịch, Tư vấn – Bảo hiểm… Về nhu cầu nhân lực chất lượng cao, thành phố có nhu cầu nhiều trong các ngành nghề như: Cơ khí, Xây dựng, Công nghệ thông tin, Điện tử, Điện - Điện công nghiệp - Điện lạnh…
 
Nhận định chung, Falmi cho là thị trường lao động thành phố năm 2013 sẽ phát triển theo xu hướng nâng cao chất lượng, song song với tiếp tục khắc phục những hạn chế khó khăn, cùng với sự chuyển dịch cơ cấu sẽ tồn tại nhiều nghịch lý và biến động.
 
Ông Trần Anh Tuấn, Phó giám đốc thường trực Falmi cho rằng: “Việc tái cơ cấu bộ máy nhân sự chú trọng chất lượng, trình độ là xu hướng của năm 2013 và những năm sắp tới. Do đó, tình hình thị trường lao động sẽ tiếp tục tồn tại những nghịch lý giữa nhu cầu tuyển dụng và nhu cầu tìm việc, cả về số lượng và trình độ. Đặc biệt, đối với những nhóm ngành Tài chính – Ngân hàng, Cơ khí, Công nghệ thông tin, Kế toán – Kiểm toán, Quản lý điều hành – Kinh doanh…”
 
Ông Tuấn cũng dự báo là bước sang năm 2013, các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực sản xuất, chế biến sẽ bớt khó khăn hơn và có khả năng phát triển, thu hút nhiều lao động nhờ vào các chính sách kích cầu, hỗ trợ sản xuất kinh doanh của thành phố.
 
Do đó, Falmi dự đoán quý I/2013, các doanh nghiệp TPHCM có nhu cầu tuyển dụng 65.000 chỗ làm việc, trong đó có khoảng 43% nhu cầu tuyển dụng lao động phổ thông. Xu hướng tuyển dụng lao động phổ thông cho các ngành sản xuất, chế biến như Dệt may – Giày da, Chế biến thực phẩm, Nhựa – Bao bì, Xây dựng, Cơ khí, Điện tử… sẽ tăng nhưng không nhiều như các năm trước.
 
Bước sang quý II/2013 và quý III/2013, thị trường lao động thành phố dự báo ổn định hơn và nhu cầu tuyển dụng của các doanh nghiệp tăng nhẹ so với quý I/2013. Cụ thể, Falmi dự báo trung bình thị trường sẽ cần khoảng 70.000 lao động cho mỗi quý, tập trung thu hút lao động ở một số ngành nghề như: Cơ khí, Công nghệ thông tin, Quản lý nhân sự, Hóa – Hóa chất, Marketing – Nhân viên kinh doanh, Bán hàng, Dịch vụ - Phục vụ, Y tế - Chăm sóc sức khỏe, Xây dựng – Kiến trúc, Dệt may – Giày da …
 
Còn với quý IV/2013, Falmi dự báo nhu cầu nhân lực chỉ bằng với quý I/2013, tức là khoảng 65.000 chỗ làm việc trống; trong đó có khoảng 30% nhu cầu lao động bán thời gian.
 

Các Nội Dung Liên Quan


Một Số Hình Ảnh

Xem Tất Cả

VIDEO CLIPS

photo-178
photo-106
photo-99
photo-100
photo-101
photo-76

Thông Tin