Kinh Nghiệm Việc Làm
InTrở thành chuyên gia trong lĩnh vực của mình
Cập nhật 27/02/2013 - 03:30:44 PM (GMT+7)“Người phi thường đơn giản cũng là người bình thường, nhưng biết suy nghĩ, ước mơ và chọn những lĩnh vực mang lại thành công.”
Melvin Powers
Một phẩm chất của những người thành công là ở một thời điểm nào đó trong sự nghiệp, họ quyết định dành hết tâm huyết cho sự hoàn hảo. Họ quyết tâm trở thành người giỏi nhất trong lĩnh vực của mình.
Họ chấp nhận mọi trả giá, hy sinh bất cứ điều gì và dành tất cả thời gian cần thiết để trở nên giỏi hơn trong lĩnh vực mà họ đã chọn. Và kết quả là họ vượt xa số đông những người làm việc trung bình. Họ đã tự đưa mình lên vị trí mới với những thành quả mới.
Sự thấu hiểu kỳ diệu
Tôi lớn lên với một thời niên thiếu khó khăn và một thành tích học tập đáng buồn, nên lúc trưởng thành tôi luôn thấy mình kém cỏi và hay tự ti về bản thân. Tôi cảm thấy mình không giỏi ở bất cứ lĩnh vực nào. Nếu có làm được một điều gì đó tốt đẹp thì tôi cũng vội vàng loại nó ra khỏi suy nghĩ và xem nó chỉ như là một sự tình cờ hay may mắn ngẫu nhiên. Trong nhiều năm, tôi tự xem mình là một người trung bình trong bất cứ công việc nào mà tôi thực hiện. Rồi một ngày, tôi bất ngờ thấu hiểu một điều hết sức kỳ diệu. Tôi nhận ra rằng hầu như những người thuộc nhóm 10% hàng đầu của lĩnh vực họ đều bắt đầu ở vị trí thuộc nhóm 10% kém nhất. Những người đang làm việc rất hiệu quả thì trước đây cũng đã từng làm việc không ra gì. Những người đang đi tiên phong trong lĩnh vực trước đây cũng chỉ là những người thường rớt lại phía sau. Quan trọng hơn nữa là tôi chợt nhận ra rằng bất cứ điều gì người khác làm, trong phạm vi hợp lý, tôi cũng có thể làm được. Và điều này hóa ra là có thực đối với hầu hết tất cả mọi người. Chẳng có ai giỏi hơn bạn và cũng chẳng có ai thông minh hơn bạn. Mọi người chỉ giỏi hơn hay thông minh hơn trong từng lĩnh vực khác nhau. Hơn nữa, tất cả các kỹ năng trong đời sống là đều có thể học tập. |
Những người đang làm việc giỏi hơn trong một số lĩnh vực nào đó là vì họ đã học được trước bạn những kỹ năng thiết yếu, và biết phối hợp với nhiều kỹ năng khác nhau. Nếu bạn không đạt được những gì người khác đang đạt được chỉ đơn giản là bạn chưa được học những kỹ năng ấy.
Quy luật thép về sự tự phát triển
Đây là một nhận thức đột phá khác đối với tôi: bạn có thể học được bất cứ điều gì cần thiết để đạt được những mục tiêu mà bạn đã thiết lập cho mình. Sẽ không có giới hạn thực sự nào đối với những gì bạn có khả năng đạt được, ngoại trừ những giới hạn mà bạn tự đặt ra. Nếu bạn quyết tâm trở thành người xuất sắc, thuộc nhóm 10% hàng đầu trong lĩnh vực của mình, chẳng có gì trên đời này ngăn cản bạn đạt được mục tiêu đó, ngoại trừ chính bản thân bạn.
Điều đó có dễ dàng không? Dĩ nhiên là không! Tôi chưa bao giờ nghĩ là nó sẽ dễ dàng. Mọi việc đều cần nhiều thời gian và công sức mới có thể hoàn thành. Nhưng những việc đó đều có thể làm được, nếu bạn có đủ khát khao và sẵn sàng kiên trì đến phút cuối cùng. Chuyên gia trong lĩnh vực động viên tinh thần Les Brown nói rằng: “Để đạt được một điều gì đó mà trước đây bạn chưa từng đạt được, bạn phải trở thành một mẫu người mà bạn chưa bao giờ như thế trước đây”. |
Triết gia người Đức Johann Wolfgang Von Goethe thì nói: “Để có được nhiều thành công hơn, trước hết bạn phải là người có giá trị nhiều hơn”.
Nếu bạn đã quyết định trở thành người giỏi nhất trong lĩnh vực của mình thì câu hỏi duy nhất mà bạn cần trả lời là: “Làm sao mình có thể đạt được điều đó?”. Điều quyết định cuộc đời bạn không phải là tài năng bẩm sinh mà chính là sự cống hiến và tính kiên trì. Bạn có quyền và được phép làm chủ chính mình thông qua những quyết định đúng đắn về bản thân.
Các Nội Dung Liên Quan
- 8 kinh nghiệm giúp bạn nhanh kiếm được việc làm (20/01/2018)
- Giúp sinh viên đạt chuẩn đầu ra tiếng Anh (17/01/2018)
- 7 bước chuẩn bị cho buổi phỏng vấn thành công (25/04/2017)
- 6 kỹ năng cần có nếu bạn muốn thăng tiến trong công việc (05/01/2017)
- Ham lương ngàn đô, sinh viên dễ “vướng bẫy” tuyển dụng (20/12/2016)
- 4 bước chuẩn bị giúp sinh viên dễ có việc làm sau tốt nghiệp (06/12/2016)
- 8 dấu hiệu cho thấy nhà tuyển dụng đang chú ý (05/12/2016)
- Để nhanh tìm được việc khi mới ra trường (04/10/2016)
- Kinh nghiệm vàng để xin việc (14/09/2016)
- Kinh nghiệm phỏng vấn qua các giai đoạn (30/08/2016)