Kinh Nghiệm Việc Làm
In8 dấu hiệu cho thấy nhà tuyển dụng đang chú ý
Cập nhật 05/12/2016 - 11:53:21 AM (GMT+7)Một số dấu hiệu nhạy cảm dưới đây có thể giúp bạn phần nào đánh giá được chất lượng của cuộc phỏng vấn tuyển dụng cũng như thái độ mà nhà tuyển dụng dành cho mình.
Lynn Taylor, một chuyên gia về tuyển dụng nhân sự ở Hoa Kỳ, cho rằng hầu hết những người thực hiện phỏng vấn nhân sự mới đều rất giỏi trong việc giấu đi đánh giá của họ về đối phương cho đến khi người đó được nhận vào làm việc.
1. Thái độ xa cách nhưng thời gian phỏng vấn dài
Việc thể hiện thiện cảm, sự sốt sắng của họ với bạn thông thường dẫn đến trường hợp bạn cảm giác có quyền lực đàm phán hơn và đòi hỏi lương cao hơn. Do đó, họ thường duy trì một thái độ lạnh lùng, không thân mật để vẫn giữ được một quyền lực đàm phán nhất định.
Tuy nhiên, nếu buổi phỏng vấn của bạn kéo dài đến một tiếng hoặc hơn, đó chính là dấu hiệu cho thấy bạn đang làm rất tốt và nhà tuyển dụng đang có thiện cảm với bạn.
Lý do rất đơn giản, họ không có thời gian để lãng phí cho một người họ không thấy thú vị. Nếu họ cảm thấy bạn tạo cảm hứng cho họ, họ mới bằng lòng dành thời gian tiếp chuyện bạn.
2. Bạn bị hỏi một chuỗi câu hỏi “khó nhằn”
Giám đốc tuyển dụng không hề muốn “hành hạ” bạn, đơn giản họ chỉ muốn có được càng nhiều thông tin từ bạn càng tốt, một dấu hiệu cho thấy họ hứng thú và muốn chọn bạn.
Ngoài ra, khi bạn càng được hỏi nhiều thì càng chứng tỏ nhà tuyển dụng đang có xu hướng quyết định chọn bạn. Họ đang chờ đợi những câu trả lời để đảm bảo và củng cố vững chắc quyết định của họ là đúng đắn khi tuyển nhân sự.
3. Họ không để ý đến câu trả lời của bạn
Điều này có thể dễ nhầm với việc họ không hề hứng thú với câu trả lời với bạn, trừ khi khả năng và triển vọng của bạn là vô cùng tốt, đến mức họ không tập trung với những gì bạn nói.
Có thể trong lúc đó, theo Taylor, nhà tuyển dụng đang bận mường tượng trong tương lai bạn sẽ thích nghi với công việc như thế nào.
4. Hành vi của nhà tuyển dụng không thống nhất
Một giám đốc tuyển dụng có thể sẽ có nhiều hành vi ứng xử khác nhau đối với bạn nếu họ thật sự thích thú bạn. Có thể họ vừa cười và khích lệ động viên bạn, nhưng sau đó lại làm khó bạn bằng một câu hỏi mà bạn ít ngờ đến nhất.
Thông qua các phản ứng của nhà tuyển dụng, bạn phần nào đánh giá được chất lượng của cuộc phỏng vấn và cơ hội việc làm của mình
Những việc này đều là một phần của trò "mèo vờn chuột". Cho nên, cách tốt nhất để ứng xử là bạn cứ duy trì phong độ và tận hưởng cuộc phỏng vấn cho đến giây phút cuối cùng.
5. Họ hỏi bạn rất nhiều câu hỏi giả thuyết
Những câu hỏi dạng này thường rất khó trả lời, nhưng nếu bạn thấy giám đốc tuyển dụng có xu hướng chuyển từ việc hỏi các câu hỏi chung sang các câu hỏi giả thuyết, có thể họ cảm thấy rằng bạn đã có đủ kỹ năng làm việc và cần tìm hiểu thêm về tác phong làm việc của bạn.
Ngoài ra, các câu hỏi về nhận định thị trường, biết gì về đối thủ cạnh tranh và tưởng tượng về viễn cảnh của bản thân bạn sau năm năm làm ở công ty của họ đều là những câu hỏi tạo cơ hội cho bạn khẳng định bản thân trước nhà tuyển dụng.
Điều này cho thấy rằng bạn đã vượt qua yêu cầu về chuyên môn và có khả năng sẽ được tuyển dụng.
6. Họ nhấn mạnh việc liên hệ đến những người giới thiệu, đề bạt bạn
Trên thực tế, đây chắc chắn là một tín hiệu tốt, bởi họ đã hài lòng với điều kiện và năng lực của bạn. Lúc này họ chỉ cần thêm một số góp ý từ những người đã giới thiệu bạn để củng cố niềm tin của nhà tuyển dụng dành cho bạn.
7. Họ hỏi những câu hỏi "quái đản" và nở một nụ cười
Nếu bạn bị hỏi một hoặc nhiều câu hỏi “dị”, nhưng giám đốc tuyển dụng lại biết cách cân bằng cảm giác hoảng loạn của bạn bằng một nụ cười bí hiểm, họ có thể đã chọn bạn rồi, theo Taylor.
Bạn có thể coi các hành vi như nghiêng người về phía bạn, lật mở lòng bàn tay đặt trên bàn hoặc chú ý theo dõi phản ứng của bạn như là một dấu hiệu tốt rằng họ chú ý tới bạn.
8. Họ bắt bạn đợi
Nếu người phỏng vấn bạn liên tục phải giải quyết các vấn đề cấp bách hoặc gọi điện thoại ngay giữa buổi phỏng vấn bạn mà vẫn yêu cầu bạn chờ, thì đây là một dấu hiệu tốt.
Nếu họ không thích bạn, họ có thể hủy buổi phỏng vấn ngay hoặc tìm cớ để từ chối phỏng vấn. Nhưng nếu họ có đã có thiện cảm, họ sẽ muốn tiếp tục nói chuyện với bạn sau khi giải quyết xong các vấn đề.
Vậy nên đừng tỏ ra nản chí và lập tức bỏ về. Thái độ này đã trực tiếp làm mất đi cơ hội của bản thân và cho nhà tuyển dụng thấy bạn không thực sự cần công việc này.
(Theo Business Insider)
Các Nội Dung Liên Quan
- 8 kinh nghiệm giúp bạn nhanh kiếm được việc làm (20/01/2018)
- Giúp sinh viên đạt chuẩn đầu ra tiếng Anh (17/01/2018)
- 7 bước chuẩn bị cho buổi phỏng vấn thành công (25/04/2017)
- 6 kỹ năng cần có nếu bạn muốn thăng tiến trong công việc (05/01/2017)
- Ham lương ngàn đô, sinh viên dễ “vướng bẫy” tuyển dụng (20/12/2016)
- 4 bước chuẩn bị giúp sinh viên dễ có việc làm sau tốt nghiệp (06/12/2016)
- Để nhanh tìm được việc khi mới ra trường (04/10/2016)
- Kinh nghiệm vàng để xin việc (14/09/2016)
- Kinh nghiệm phỏng vấn qua các giai đoạn (30/08/2016)
- Thủ khoa với khởi nghiệp: “Đừng đốt cháy giai đoạn” (29/08/2016)