Kinh Nghiệm Việc Làm
InCông việc mơ ước trong tầm tay
Cập nhật 27/02/2013 - 03:36:44 PM (GMT+7)Bạn vừa chấm dứt một công việc không có gì thú vị và đang đi tìm việc mới? Thế nhưng công việc cứ “né tránh” bạn, cả 1 tuần nay, 2 tuần nay, 1 tháng nay và nhiều hơn thế nữa? Bạn đã hoàn thành đầy đủ các công việc cần thiết rồi đó chứ: nộp đơn ứng tuyển vào các vị trí đăng trên báo, đăng hồ sơ trên mạng và gửi hồ sơ trực tuyến đến nhà tuyển dụng. Thế nhưng những nỗ lực đó liệu đã đủ chưa? Câu trả lời là CHƯA!
Bạn đau đầu than thở “Việc ơi, mi ở đâu!” Nếu đó là tình hình hiện tại của bạn thì đã đến lúc bạn phải điều chỉnh lại chiến lược của mình, cân nhắc xem phương pháp tìm việc có phù hợp không. Luôn nhớ bạn cần tích cực và năng động hơn, nhất là đừng bao giờ nghĩ rằng việc làm sẽ tự đến với bạn!
Viết hồ sơ tìm việc thật thuyết phục
Đối với một thị trường phát triển mạnh mẽ và nhanh chóng như Việt Nam hiện nay, số lượng người tìm việc ngày càng tăng trong khi số lượng việc làm thì có hạn.
Vì vậy nhà tuyển dụng thường sẽ loại đi tất cả hồ sơ không đạt chất lượng và chỉ giữ lại những hồ sơ tốt nhất.
Vì vậy, hãy nhớ rằng hồ sơ của bạn, công cụ tiếp thị cho bản thân bạn, cần phải hoàn hảo để giúp bạn nổi bật hơn các ứng viên khác. Nếu bạn viết hồ sơ bằng tiếng Anh, hãy đọc thật kỹ để đảm bảo hồ sơ của bạn sạch lỗi chính tả và lỗi đánh máy, là hai lỗi mà nhà tuyển dụng tối kỵ. Nếu có thể, bạn nên nhờ một người bản xứ đọc lại và hiệu chỉnh hồ sơ của bạn để tránh các lỗi về câu cú, ngữ pháp. Hãy đảm bảo rằng hồ sơ của bạn nêu bật những thành tích và kết quả mà bạn đạt được trong công việc trước đây chứ không chỉ đơn thuần liệt kê các nhiệm vụ của bạn.
Viết có mục tiêu, viết có chủ đích
Để thu hút sự chú ý của nhà tuyển dụng bạn cần nhớ nguyên tắc số một là nội dung cần hướng tới người đọc. Nghĩa là bạn phải nêu bật được các giá trị của bản thân sao cho phù hợp với yêu cầu của quảng cáo tuyển dụng. Đừng trình bày một cách vu vơ, không chủ đích trong hồ sơ của bạn. Ví dụ, nói rằng bạn thích một “môi trường làm việc tốt” chẳng nói được gì với nhà tuyển dụng về việc bạn thực sự yêu thích vị trí mà bạn ứng tuyển. Nếu kỹ năng sử dụng máy tính giỏi được nêu trong quảng cáo tuyển dụng thì bạn hãy ghi rõ trong hồ sơ kỹ năng này (nếu bạn thực sự có). Và hãy chắc rằng bạn có thể trả lời một cách thuyết phục câu hỏi tại sao bạn yêu thích một công việc nào đó mà bạn sẽ đảm trách cho vị trí ứng tuyển.
Hãy làm cho bạn thật sự nổi bật!
Nhiệm vụ quan trọng tiếp theo là làm sao đảm bảo cho hồ sơ của bạn không bị lạc mất trong núi hồ sơ cao ngất của ứng viên. Để hồ sơ của bạn được chú ý trong núi hồ sơ này, bạn hãy tận dụng những tiện ích cải thiện hồ sơ có thể dễ dàng tìm thấy ở các trang web việc làm như VietnamWorks. Nếu bạn thường xuyên cập nhật hồ sơ, bạn sẽ có một hồ sơ luôn mới và đầy đủ thông tin quan trọng để thu hút nhà tuyển dụng, và tạo một khoảng bức phá cực xa so với hàng trăm đối thủ khác.
Hãy biết tận dụng cơ hội rộng mở!
Cuối cùng, bạn không nên đặt tất cả hi vọng vào một công việc duy nhất. Bạn nên mở rộng cơ hội việc làm thông qua tiếp xúc với nhiều bạn bè và người thân. Đây là cách giúp bạn thu thập thông tin, càng nhiều càng tốt, để tìm được công việc mà bạn mong muốn. Nếu biết xây dựng mạng lưới bạn bè tốt, hồ sơ của bạn càng nhanh đến tay người có thẩm quyền quyết định tuyển dụng. Vì vậy, bạn hãy gặp gỡ bạn bè hay người thân để biết hiện nay họ đang làm gì. Và cũng đừng ngại trình bày với nhà tuyển dụng (nếu được hỏi) những ai đã trợ giúp bạn trong quá trình tìm việc. Bạn biết đó hiện nay nhiều công ty có chế độ thưởng cho nhân viên nào giới thiệu người giỏi cho công ty.
Tìm việc quả là không dễ. Nhưng với vài bí quyết trên, chúng tôi hy vọng khả năng thành công của bạn sẽ tăng lên một cách bất ngờ.
Các Nội Dung Liên Quan
- 8 kinh nghiệm giúp bạn nhanh kiếm được việc làm (20/01/2018)
- Giúp sinh viên đạt chuẩn đầu ra tiếng Anh (17/01/2018)
- 7 bước chuẩn bị cho buổi phỏng vấn thành công (25/04/2017)
- 6 kỹ năng cần có nếu bạn muốn thăng tiến trong công việc (05/01/2017)
- Ham lương ngàn đô, sinh viên dễ “vướng bẫy” tuyển dụng (20/12/2016)
- 4 bước chuẩn bị giúp sinh viên dễ có việc làm sau tốt nghiệp (06/12/2016)
- 8 dấu hiệu cho thấy nhà tuyển dụng đang chú ý (05/12/2016)
- Để nhanh tìm được việc khi mới ra trường (04/10/2016)
- Kinh nghiệm vàng để xin việc (14/09/2016)
- Kinh nghiệm phỏng vấn qua các giai đoạn (30/08/2016)