Nhu Cầu Nguồn Nhân Lực
InVì sao có tới 72.000 cử nhân thất nghiệp?
Cập nhật 31/03/2014 - 08:17:59 AM (GMT+7)Theo bản tin cập nhật thị trường lao động do Bộ LĐ-TB&XH cùng Tổng cục Thống kê công bố, trong quý IV-2013, cả nước có 900.000 người thất nghiệp, trong đó có tới 72.000 cử nhân, thạc sĩ. Vậy, vì sao số lượng cử nhân thất nghiệp nhiều như vậy?
Theo đánh giá tổng quan của Bản tin, tăng trưởng kinh tế năm 2013 còn thấp nhưng đã có tín hiệu phục hồi. Cùng với đà phục hồi kinh tế, thị trường lao động có dấu hiệu tích cực: Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động tăng, tỷ lệ lao động có chuyên môn kỹ thuật tăng… so với năm 2012, việc làm cả nước vẫn tăng nhẹ. Tuy nhiên, tỷ lệ thất nghiệp và thiếu việc làm chưa được cải thiện.
Trong quý IV-2013, cả nước có 900.000 người thất nghiệp (tăng 48.000 người so với cùng kỳ 2012) và hơn 1,2 triệu lao động trong độ tuổi thiếu việc làm. Ở nhóm lao động có trình độ cao đẳng nghề, tỷ lệ thất nghiệp là 7,68%, tăng 1,3 lần so với IV-2012 (tương đương 8.300 người); tỷ lệ thất nghiệp ở nhóm lao động có trình độ cao đẳng là 6,74%, tăng 1,3 lần (khoảng 19.200 người); tỷ lệ thất nghiệp của nhóm lao động có trình độ đại học trở lên là 4,25%, tăng 1,7 lần. Như vậy, có khoảng 72.000 lao động thuộc nhóm này bị thất nghiệp so với số thất nghiệp ở quý IV-2012.
Đặc biệt, nhóm thanh niên từ 20-24 tuổi tốt nghiệp cao đẳng và đại học trở lên (sinh viên mới ra trường) có tỷ lệ thất nghiệp rất cao, lên tới 20,75%. Tỷ lệ này ở nhóm lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao hơn nhiều so với không có chuyên môn kỹ thuật: 54,4% so với 39,6%.
3 sai lầm dẫn đến cử nhân thất nghiệp
Trao đổi với PV Dân trí, GS. TSKH Nguyễn Minh Đường - Ủy viên Hội đồng quốc gia giáo dục và phát triển nhân lực cho biết: “Đúng là đào tạo chưa đáp ứng được nhu cầu nhân lực của xã hội. Hiện nay hàng vạn học sinh, sinh viên tốt nghiệp không có việc làm trong khi đó các doanh nghiệp đang cần rất nhiều công nhân nhưng không tuyển dụng được. Ngược lại phải tuyển lao động, công nhân, kỹ sư nước ngoài đó là một nghịch lý vì hiện nay 2 bộ phận đào tạo và tuyển dụng của chúng ta đang tách rời nhau, đào tạo một nơi, sử dụng một nẻo. Ở nhiều nước, muốn xây dựng một nhà máy hay phát triển một ngành sản xuất, họ phải có kế hoạch phát triển nhân lực từ trước đó ba bốn năm để tự đào tạo hoặc đặt hàng cho các cơ sở đào tạo.
Ở nước ta, các cơ quan quản lý nhân lực của cả nước, của từng địa phương cũng như các doanh nghiệp chưa đưa ra được kế hoạch phát triển nhân lực theo các ngành nghề và trình độ trong từng kế hoạch 5 năm, nên đào tạo không thể đáp ứng được nhu cầu sử dụng nhân lực. Vì vậy, Nhà nước phải đứng ra chủ trì xây dựng kế hoạch phát triển nguồn nhân lực 5 năm. Khi đó, bên đào tạo mới biết được chứ cứ hô hào đào tạo đáp ứng nhu cầu xã hội nhưng nhu cầu đào tạo xã hội như thế nào thì chưa ai biết”.
Vậy vì sao nhiều doanh nghiệp chê sinh viên Việt Nam, cái đáp ứng nhu cầu doanh nghiệp là cái gì? GS Đường lý giải: “Chất lượng là đầu tiên, chất lượng là sống còn trong cơ chế thị trường. Hiện nay chúng ta thừa cử nhân kỹ sư do chất lượng không đáp ứng. Số lượng, quy mô và cơ cấu ngành nghề không phù hợp như kế toán, quản trị, kinh doanh đang thừa nhiều còn ngành thiếu thì không đào tạo. Những ngành này do dạy không tốn kém, nên các trường ào ạt mở để thu lợi nhuận. Trong khi đó kinh phí cấp nhà nước cấp cho các ngành nghề như nhau. Cho nên sắp tới cần phải thay đổi về định mức kinh phí đào tạo cho từng ngành nghề, ngành kinh tế, luật khác với ngành kỹ thuật, cơ khí, ngành công nghệ ô tô…
GS Đường cho rằng: “Tổng kết lại có 3 sai lầm dẫn đến cử nhân thất nghiệp là nhà trường chạy theo lợi nhuận, không biết về nhu cầu; nhà nước đầu tư không cân đối, không sát thực tế ngành nghề đào tạo; mất cân đối nguồn nhân lực”.
Dự báo tình trạng thất nghiệp sẽ không được cải thiện Tuy nhiên, cơ hội tìm kiếm việc làm của những lao động có trình độ cao chắc chắn vẫn rất khó khăn và dự báo tỷ lệ thất nghiệp ở nhóm lao động có trình độ cao đẳng, đại học trở lên cũng như tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị trong năm 2014 sẽ duy trì mức ổn định, không cải thiện.
|
Các Nội Dung Liên Quan
- 'Khát' nhân sự trong lĩnh vực kinh tế, tài chính, ngân hàng (31/05/2019)
- Việc làm khối ngành kinh tế: Cạnh tranh rất cao nhưng rộng cơ hội (17/01/2018)
- 4 ngành công nghiệp trọng điểm TPHCM thiếu nguồn nhân lực chất lượng cao (06/12/2016)
- hiếu hụt lao động và gợi ý khởi nghiệp (26/09/2016)
- Thị trường lao động mất cân đối (14/09/2016)
- Cơ hội nghề nghiệp trong lĩnh vực công nghệ (22/08/2016)
- Khủng hoảng thừa nhân lực ngành sư phạm (10/12/2015)
- Khó khăn nhiều hơn cơ hội (01/10/2015)
- Giải quyết “mâu thuẫn” giữa nhà tuyển dụng và trường ĐH (18/09/2015)
- Những ngành nghề "HOT" trong năm 2015 (20/08/2015)