Kinh Nghiệm Việc Làm
In3 điều không nên nói khi đàm phán tiền lương
Cập nhật 27/08/2013 - 08:25:23 AM (GMT+7)Sau khi vượt qua các vòng phỏng vấn cam go, bạn bắt đầu bước vào một cuộc đàm phán không hề dễ dàng nữa với nhà tuyển dụng: đàm phán tiền lương. Việc bạn thành công hay thất bại trong cuộc đàm phán này sẽ quyết định bạn kiếm được bao nhiêu tiền.
Khi đàm phán tiền lương, bạn thực hiện những bước đi vô hình hướng tới khẳng định giá trị bản thân ở mức cao hơn, sự độc lập tài chính và làm chủ sự nghiệp của bản thân. Dưới đây là 3 vấn đề bạn nên tuyệt đối tránh đề cập trong cuộc đàm phán này:
1. Nói dối về mức lương trước của bạn
Nếu bạn nói với nhà tuyển dụng rằng bạn nhận được mức lương cao hơn so với thực tế ở công việc trước, “thảm họa” sẽ xảy ra sau đó. Sau đây là những gì sẽ đến: Bạn được nhận công việc, sếp mới của bạn gọi điện cho công ty cũ của bạn để hỏi về mức lương mà bạn thực chất nhận được, sếp phát hiện ra bạn nói dối, và đề xuất dành công việc cho bạn bị hủy bỏ. Một thất bại lớn! Phần đáng buồn của câu chuyện là, nhiều người nói dối về mức lương của mình mà không hề biết là mình đã phạm một sai lầm.
Nếu bạn đang làm một công việc kinh doanh mà cơ cấu hoa hồng rất phức tạp, hoặc bạn đang làm cho một công ty mới thành lập trong đó bạn xem cổ phần mà bạn được tặng là một phần trong gói lương thưởng, hoặc bạn vừa nhận được tiền thưởng cuối năm, hãy nêu chi tiết về những khoản đó, thay vì gộp tất cả và nói với nhà tuyển dụng rằng đó là lương của bạn. Đừng “thổi phồng” và hãy nói rõ ràng, thẳng thắn về mức lương của bạn thay vì “bổ sung” những khoản phụ mà bạn nhận được ngoài lương. Đảm bảo sự an toàn sẽ tốt hơn là bạn có thể phải hối hận sau đó.
2. Bảo thủ hoặc tỏ thái độ bực dọc
Thực tế đã chứng minh, những cuộc đàm phán và họp hành sẽ trở nên dễ dàng hơn rất nhiều khi những người tham gia có thái độ lạc quan và dễ làm việc. Đừng đưa ra một tính cách khác biệt hay hành động “rắn” trong những cuộc như vậy chỉ vì bạn nghĩ đó là cách cần thiết để đạt được mục tiêu. Tỏ ra khó khăn hay đe dọa sẽ không khiến người khác muốn hợp tác với bạn. Trong một cuộc đàm phán tiền lương thì đây lại càng không phải là một chiến lược để đạt tới sự thành công. Hãy tỏ ra kiên định nhưng cũng cần thể hiện một thái độ tích cực.
Trong cuốn sách viết về tâm lý “To Sell is Human”, tác giả Daniel H. Pink viết: “Quan điểm thông thường cho rằng, những người tham gia đàm phán không nhất thiết phải tỏ ra khó khăn mà cần phải giữ một cái đầu cứng rắn và một khuôn mặt ‘phớt’”. Tuy nhiên, tác giả này nêu rõ, các nghiên cứu đã chứng minh rằng, những cảm xúc tích cực “mở rộng các ý tưởng của con người về những hành động khả thi, mở ra những hướng suy nghĩ đa dạng hơn… giúp chúng ta trở nên dễ lĩnh hội những cái mới hơn và có năng lực sáng tạo tốt hơn”. Nói cách khác, thể hiện thái độ đánh giá cao, niềm vui, sự quan tâm và biết ơn sẽ giúp “bôi trơn” cho cuộc đàm phán và làm cho cuộc trao đổi khó khăn này trở nên dễ dàng hơn.
3. Nói về tình trạng tài chính cá nhân
Tiền lương không dựa trên lối sống hay các nhu cầu của bạn. Những vấn đề đó có thể là động cơ để bạn xin tăng lương hoặc tìm một công việc mới, nhưng không nên được xem là lý do mà bạn đưa ra trong cuộc đàm phán tiền lương để đề nghị một mức lương có lợi hơn. Việc bạn đang thiếu tiền trả nợ ngân hàng, đóng học phí cho con hay mua xe hơi mới không phải là mối bận tâm của nhà tuyển dụng. Mức lương mà nhà tuyển dụng trả cho bạn dựa trên giá trị mà bạn đóng góp cho công ty chứ không phải chuyện bạn giàu-nghèo, sướng-khổ như thế nào. Nếu bạn muốn kể câu chuyện buồn của mình, thì xin đừng. Hãy đảm bảo rằng, các vấn đề cá nhân của bạn không được đề cập trong cuộc đàm phán.
Thay vào đó, hãy nói về tiềm năng to lớn mà bạn có để đem đến giá trị cho công ty. Đừng tỏ những thái độ bi quan như tiếc nuối hay thất vọng, mà hãy cho thấy sự hứng khởi và tự tin. Những gì mà bạn nói về tiềm năng của bản thân là không được đảm bảo, nhưng thái độ tích cực của bạn sẽ khiến nhà tuyển dụng muốn đánh giá kỹ hơn về bạn, và sự đánh giá kỹ lưỡng hơn đó có thể đưa ra nhiều lý do hợp lý hơn để họ không muốn để trượt một ứng viên như bạn. Điều quan trọng là bạn cần làm cho nhà tuyển dụng cảm thấy thoải mái, thay vì cảm giác “tội lỗi” khi đưa ra mức lương chưa nhận được sự hưởng ứng của bạn.
Tiền bạc là một chủ đề nhạy cảm và có thể những cách phản ứng chịu sự chi phối của cảm xúc, nhất là trong những tình huống mà bạn không quen, chẳng hạn như đề nghị được trả thêm tiền. Tuy nhiên, nếu bạn trung thực về mức lương cũ, đàm phán bằng thái độ tích cực và rõ ràng về giá trị mà bạn sẽ đem tới cho công ty trong tương lai, bạn sẽ tránh được nhứng sai lầm phổ biến trên con đường hướng tới một mức lương khả quan hơn.
Các Nội Dung Liên Quan
- 8 kinh nghiệm giúp bạn nhanh kiếm được việc làm (20/01/2018)
- Giúp sinh viên đạt chuẩn đầu ra tiếng Anh (17/01/2018)
- 7 bước chuẩn bị cho buổi phỏng vấn thành công (25/04/2017)
- 6 kỹ năng cần có nếu bạn muốn thăng tiến trong công việc (05/01/2017)
- Ham lương ngàn đô, sinh viên dễ “vướng bẫy” tuyển dụng (20/12/2016)
- 4 bước chuẩn bị giúp sinh viên dễ có việc làm sau tốt nghiệp (06/12/2016)
- 8 dấu hiệu cho thấy nhà tuyển dụng đang chú ý (05/12/2016)
- Để nhanh tìm được việc khi mới ra trường (04/10/2016)
- Kinh nghiệm vàng để xin việc (14/09/2016)
- Kinh nghiệm phỏng vấn qua các giai đoạn (30/08/2016)