Nhu Cầu Nguồn Nhân Lực
InTháng 8, TPHCM cần 25.000 lao động
Cập nhật 05/08/2013 - 08:54:15 AM (GMT+7)Theo Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và Thông tin thị trường lao động TPHCM (Falmi), dự kiến trong tháng 8/2013 các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn thành phố cần khoảng 25.000 lao động.
Trong đó, nhu cầu tuyển dụng lao động phổ thông chiếm 35%, trình độ sơ cấp và công nhân kỹ thuật lành nghề là 15%, trung cấp chiếm 25%, cao đẳng – đại học – trên đại học chiếm 25%. Nhu cầu tuyển dụng lao động phổ thông tiếp tục tăng trong các ngành nghề Dệt may – Giày da, Nhựa bao bì, Bán hàng, Dịch vụ phục vụ, Nhà hàng – Khách sạn…
Qua khảo sát gần 1.500 doanh nghiệp có nhu cầu tuyển dụng trong tháng 7, Falmi cho biết nhu cầu lao động trong tháng 7 tăng gần 38% so với tháng 6. Nhu cầu tuyển dụng lao động gia tăng ở tất cả các trình độ chuyên môn, cao nhất là lao động trình độ trung cấp (tăng 72%).
Nguồn cung nhân lực tháng 7 cũng tăng nhẹ, khoảng 1,8% so tháng 6. Trong đó, các nhóm ngành nghề kỹ thuật có nhu cầu tìm việc tăng trên 1,5 lần như: Kiến trúc - Kỹ thuật công trình xây dựng, Điện - Điện lạnh - Điện công nghiệp, Công nghệ thực phẩm… Nguyên nhân chính từ nguồn sinh viên các trường Đại học, Cao đẳng mới tốt nghiệp ra trường.
Nguồn cung tập trung cao ở các nhóm ngành Kế toán – kiểm toán (42,6%), Nhân viên kinh doanh - Bán hàng (11,6%)… Nhóm ngành Kế toán – kiểm toán có nguồn cung cao so với nhu cầu tuyển dụng, tăng ở các vị trí như kế toán trưởng, kế toán tổng hợp. Nguồn cung nhân lực có kinh nghiệm trong nhóm ngành này tăng gần 73% so với tháng 6.
Nhận định về thị trường lao động thành phố tháng 7, Falmi đánh giá thị trường diễn biến theo chiều hướng ổn định. Tuy nhiên, còn một số nhóm ngành tiếp tục mất cân đối giữa nhu cầu tuyển dụng và nhu cầu việc làm là: Kế toán – Kiểm toán, Ngân hàng, Hành chính văn phòng, Quản lý, Cơ khí – Tự động hóa, Công nghệ thông tin …
Ông Trần Anh Tuấn, Phó giám đốc thường trực Falmi cho rằng: “Tình hình thị trường lao động cho thấy nhiều doanh nghiệp đăng thông tin tuyển dụng nhiều lao động nhưng vẫn chưa tìm đủ số lượng, trong khi đó một nguồn lớn sinh viên ra trường chưa tìm ngay được việc làm, làm việc trái ngành trái nghề tiếp tục diễn ra. Đa số thanh niên đang học nghề, hoặc muốn nâng cao tay nghề để tăng thu nhập, không muốn làm việc theo dạng lao động phổ thông”.
Các Nội Dung Liên Quan
- 'Khát' nhân sự trong lĩnh vực kinh tế, tài chính, ngân hàng (31/05/2019)
- Việc làm khối ngành kinh tế: Cạnh tranh rất cao nhưng rộng cơ hội (17/01/2018)
- 4 ngành công nghiệp trọng điểm TPHCM thiếu nguồn nhân lực chất lượng cao (06/12/2016)
- hiếu hụt lao động và gợi ý khởi nghiệp (26/09/2016)
- Thị trường lao động mất cân đối (14/09/2016)
- Cơ hội nghề nghiệp trong lĩnh vực công nghệ (22/08/2016)
- Khủng hoảng thừa nhân lực ngành sư phạm (10/12/2015)
- Khó khăn nhiều hơn cơ hội (01/10/2015)
- Giải quyết “mâu thuẫn” giữa nhà tuyển dụng và trường ĐH (18/09/2015)
- Những ngành nghề "HOT" trong năm 2015 (20/08/2015)