Kinh Nghiệm Việc Làm
In8 lý do để ở lại với công việc mà bạn ghét
Cập nhật 21/06/2013 - 07:59:50 AM (GMT+7)Dường như chỉ có hai lý do hợp lý để bạn cố gắng tiếp tục với công việc mà bạn ghét là bạn cần tiền và không tìm được một công việc khác. Nhưng trên thực tế, có nhiều lý do để bạn tiếp tục ở lại với công việc mà bạn không hứng thú.
Trong trường hợp bạn không quá căng thẳng về tài chính và hoàn toàn có khả năng tìm được một công việc khác, thì dưới đây là 8 lý do mà bạn nên xem xét để tiếp tục công việc hiện có, cho dù bạn có cảm thấy không ưa công việc đó:
1. Bạn cần phải giải quyết thông suốt những vấn đề trong công việc
Theo các chuyên gia nghề nghiệp, bạn sẽ bị đánh giá thấp nếu rời bỏ một công việc khi tất cả đang ở mức thấp. Việc rời đi như vậy sẽ khiến cho bạn giống như một kẻ thất bại và tuyệt vọng. Nhiều năm sau đó, bạn có thể vẫn còn cảm giác giận dữ và bất mãn của một người bị buộc phải ra đi. Vì thế, tốt hơn hết, bạn hãy chỉ rời bỏ một công việc mà bạn không ưa khi đã đạt tới một thành công nhất định nào đó, để bạn có thể ngẩng cao đầu ra đi và cảm thấy sự lựa chọn của mình là không có gì phải hối tiếc.
2. Bạn sẽ hình thành một thói quen không có lợi
Đừng rời bỏ một công việc mà bạn ghét nếu trước đó bạn đã làm điều tương tự vài lần. Chuyên gia cảnh báo, nếu tiếp tục xu hướng cứ ghét việc là bỏ, bạn sẽ mắc phải một thói quen không có lợi. Rốt cục, bạn có thể rơi vào một công việc mà bạn không có được mối quan hệ tốt với cấp trên, hoặc bạn luôn cảm thấy đố kỵ với đồng nghiệp, hoặc không cảm thấy phù hợp với nhiệm vụ được giao.
Vì vậy, lời khuyên mà các chuyên gia đưa ra là, tốt hơn hết, bạn hãy giải quyết những vấn đề trong công việc của mình, thay vì “đóng gói” đồ đạc và mang theo thói quen xấu tới một công việc mới.
3. Bạn nên kiên trì và giữ vững những mục tiêu dài hạn của mình
Một vài nghiên cứu đã chỉ ra rằng, sự kiên trì và niềm đam mê là một trong những yếu tố giúp con người đạt tới thành công. Sự kiên trì đòi hỏi mỗi người liên tục nỗ lực để giải quyết những thách thức, giữ cố gắng và sự quan tâm trong nhiều năm, bất chấp thất bại, những thử thách và thăng trầm gặp phải. Những người kiên trì tiến tới thành công cũng giống như vận động viên chạy marathon trên con đường về đích. Cho dù sự thất vọng hay buồn chán cho những người khác thấy đã đến lúc thay đổi, nhưng những cá nhân kiên trì vẫn tiếp tục công việc.
Nói cách khác, những người kiên trì không từ bỏ một công việc chỉ vì họ cảm thấy không thoải mái với công việc đó.
4. Bạn có thể làm mọi thứ trở nên tốt đẹp hơn
Các chuyên gia về nghề nghiệp và quản lý cho rằng, bạn nên giữ lại công việc mà bạn ghét nếu bạn cho rằng mình có khả năng thay đổi nó.
5. Bạn đang học hỏi được nhiều thứ
Công việc của bạn “đáng ghét” có thể chỉ vì nó đang thử thách bạn. Rất có thể, bạn không thấy hứng thú với công việc của mình vì công việc đó buộc bạn phải học hỏi quá nhiều thứ. Việc họ đương nhiên là một trải nghiệm không phải lúc nào cũng thú vị. Vì thế, để tích lũy kinh nghiệm và kiến thức, đừng ngại công việc mà bạn cảm thấy không yêu thích.
6. Công việc bị ghét là một phần trong chiến lược nghề nghiệp của bạn
Trong những trường hợp không có gì đặc biệt, thì bạn dễ dàng tìm được lý do để bỏ công việc mà bạn ghét, vì “cuộc đời là ngắn ngủi”, chẳng nên cố chịu đựng điều bạn không thích. Tuy nhiên, đôi khi, theo các chuyên gia, bạn vẫn nên tiếp tục công việc đó, nhất là khi công việc đó là là một phần trong chiến lược nghề nghiệp nhằm đạt tới một vị trí khác mà bạn đã đề ra.
7. Bạn có quan hệ tốt với sếp
Có nhiều người bỏ việc vì không có được mối quan hệ tốt với cấp trên. Tuy nhiên, nếu bạn và sếp có mối quan hệ thân tình, thì các chuyên gia khuyên rằng, đó có thể chính là nền tảng để công việc của bạn đỡ “khủng khiếp” hơn và trở nên thú vị hơn. Khi đó, bạn sẽ nghĩ nhiều hơn tới việc mang tới thêm giá trị cho công ty, vì điều đó giúp ích cho sếp - người mà bạn coi như một người bạn và muốn giữ lòng trung thành.
8. Bỏ việc khiến lý lịch xin việc của bạn xấu đi
Cho dù công việc của bạn có “khó chịu” ra sao, sẽ là không khôn ngoan nếu bạn từ bỏ nó quá sớm vì lý do nằm trong hay ngoài tầm kiểm soát của bạn. “Nhảy” việc sớm sẽ khiến lý lịch xin việc của bạn phản ánh bạn là một con người không thích sự gắn bó. Một chuyên gia nói rằng, nếu bạn cứ 1 năm rưỡi lại chuyển việc một lần, thì các nhà tuyển dụng sẽ hoài nghi về bạn.
Cuối cùng, các chuyên gia khuyến cáo rằng, không có một quy tắc nào cho cách bạn ứng xử với công việc mà bạn ghét. Tất cả tùy thuộc vào mức độ mà bạn không ưa công việc đó và bạn chính là người phải đánh giá xem bạn có nên tiếp tục với công việc đó hay không. Trong trường hợp đó là một công việc nhiều áp lực và gây hại cho sức khỏe của bạn, thì hãy rời đi sớm nhất có thể.
Các Nội Dung Liên Quan
- 8 kinh nghiệm giúp bạn nhanh kiếm được việc làm (20/01/2018)
- Giúp sinh viên đạt chuẩn đầu ra tiếng Anh (17/01/2018)
- 7 bước chuẩn bị cho buổi phỏng vấn thành công (25/04/2017)
- 6 kỹ năng cần có nếu bạn muốn thăng tiến trong công việc (05/01/2017)
- Ham lương ngàn đô, sinh viên dễ “vướng bẫy” tuyển dụng (20/12/2016)
- 4 bước chuẩn bị giúp sinh viên dễ có việc làm sau tốt nghiệp (06/12/2016)
- 8 dấu hiệu cho thấy nhà tuyển dụng đang chú ý (05/12/2016)
- Để nhanh tìm được việc khi mới ra trường (04/10/2016)
- Kinh nghiệm vàng để xin việc (14/09/2016)
- Kinh nghiệm phỏng vấn qua các giai đoạn (30/08/2016)