Kinh Nghiệm Việc Làm
In6 sai lầm cần tránh trong quá trình tìm việc
Cập nhật 06/06/2013 - 08:16:55 AM (GMT+7)Tỉ lệ thất nghiệp vẫn đang ở mức cao và có nhiều chướng ngại vật cản trở bạn tìm được một công việc. Một trong số đó có thể đến từ chính bản thân bạn.
Quên kiểm tra lại CV
Chất lượng của CV là điều hình thành nên ấn tượng ban đầu của nhà tuyển dụng về bạn và mở ra cánh cửa phỏng vấn. Do đó, bạn cần chắc chắn nó phải thật hoàn hảo. Dù bạn tự viết hay nhờ sự tư vấn của người khác, hãy chắc chắn nó không có bất cứ một lỗi nào.
Bên cạnh CV bản cứng, hãy đảm bảo bản bạn gửi qua email cũng không mắc lỗi font hay những đoạn dãn dòng ngớ ngẩn. Để tạo ra một bản CV có thể gắn vào phần thân email, hãy bỏ hết những định dạng hiện tại bằng cách mở nó ra và lưu nó dưới dạng file đuôi “.txt” – và nhớ click vào box “chèn cách dòng”. Sau đó mở lại bằng chương trình Notepad. Nhớ căn lề trái cho văn bản và sử dụng font chữ rõ ràng, dễ đọc. Lưu nó lại và tự gửi cho bạn để đánh giá nó sẽ như thế nào khi đến tay nhà tuyển dụng.
Mất tinh thần
Tìm kiếm một công việc là hành trình khó khăn và đơn độc. Bạn có thể phỏng vấn ở hàng tá công ty nhưng không bao giờ nghe lại từ họ và trải qua nhiều cuộc điện thoại không hồi âm. Vì thế trong giai đoạn này, một điều quan trọng là phải duy trì tinh thần lạc quan và vẻ ngoài phấn chấn. Mất tinh thần, nhuệ khí chỉ làm hại bạn.
Dù bạn đang có việc làm hay thất nghiệp, hãy dành một phần thời gian để duy trì thái độ và vẻ ngoài khỏe mạnh. Hãy giữ gìn vóc dáng, kết nối với bạn bè, tham gia các nhóm xây dựng mạng lưới quan hệ và học thêm các kỹ năng mới để bổ sung cho CV của bạn. Những hoạt động này có thể giúp bạn duy trì động lực và khiến bạn không có thời gian để nghĩ về những chuyện vô bổ.
Cho cả thế giới biết bạn đang tìm việc
Điều này đặc biệt sai lầm nếu bạn đang có việc làm. Nếu sếp biết bạn có ý định nghỉ việc, anh/ cô ấy có thể đẩy nhanh quá trình. Điều cuối cùng bạn muốn là đánh mất vị trí hiện tại trước khi tìm được công việc mới. Vì thế, hãy giữ bí mật quá trình tìm việc cho riêng mình.
Chỉ sử dụng 1 cách tìm việc
Nếu bạn muốn tìm việc nhanh, hãy tìm kiếm mọi cách có thể. Ví dụ, 36 triệu người đã sử dụng mạng xã hội để tìm việc trong năm 2011. Nếu bạn đã phớt lờ nó, hãy bắt đầu sử dụng các trang mạng như Facebook, LinkedIn thường xuyên hơn. Bạn có thể kiểm tra trang web tuyển dụng hàng ngày. Nếu bạn chú ý tới một công ty đặc biệt nào đó, hãy cân nhắc việc trực tiếp tới công ty đó để nộp hồ sơ hay hỏi thông tin. Bạn có thể không đạt được một cuộc phỏng vấn nhưng ít nhất, hãy xuất hiện trước mặt người khác và biết đâu điều đó lại mở ra một cơ hội khác cho bạn.
Đánh giá thấp sức mạnh của mạng lưới quan hệ
Dù một số sự kiện và hội chợ việc làm có vẻ như là một sự lãng phí thời gian đối với bạn nhưng bạn không ngờ rằng chúng có thể đem lại những cơ hội tuyệt vời như thế nào cho bạn. Hãy coi mở rộng mạng lưới quan hệ như một phần chiến lược tìm việc. Hãy tham gia và hoạt động năng nổ hơn trong các nhóm nghề nghiệp. Đó là một cách hay để được những người thành công trong lĩnh vực của bạn chú ý tới.
Thiếu chuyên nghiệp trong các thông tin trực tuyến
Dù đó là lời chào bằng giọng nói trên di động của bạn hay sự xuất hiện trên các trang mạng xã hội, hãy đảm bảo mọi thứ chuyên nghiệp. Nếu nhà tuyển dụng quan tâm tới bạn, họ có thể “điều tra” bạn và điều đó bao gồm ghé thăm hồ sơ trực tuyến của bạn. Nếu có điều gì đó bạn cảm thấy sẽ không thoải mái với nhà tuyển dụng, hãy xoá nó đi hoặc cài đặt lại chế độ riêng tư để hạn chế nhiều người xem được chúng. Bằng cách đó, bạn thể hiện bản thân một cách tích cực nhất.
Các Nội Dung Liên Quan
- 8 kinh nghiệm giúp bạn nhanh kiếm được việc làm (20/01/2018)
- Giúp sinh viên đạt chuẩn đầu ra tiếng Anh (17/01/2018)
- 7 bước chuẩn bị cho buổi phỏng vấn thành công (25/04/2017)
- 6 kỹ năng cần có nếu bạn muốn thăng tiến trong công việc (05/01/2017)
- Ham lương ngàn đô, sinh viên dễ “vướng bẫy” tuyển dụng (20/12/2016)
- 4 bước chuẩn bị giúp sinh viên dễ có việc làm sau tốt nghiệp (06/12/2016)
- 8 dấu hiệu cho thấy nhà tuyển dụng đang chú ý (05/12/2016)
- Để nhanh tìm được việc khi mới ra trường (04/10/2016)
- Kinh nghiệm vàng để xin việc (14/09/2016)
- Kinh nghiệm phỏng vấn qua các giai đoạn (30/08/2016)