Kinh Nghiệm Việc Làm
InLàm thế nào để tạm “thoát” khỏi công việc bận rộn?
Cập nhật 31/05/2013 - 08:10:06 AM (GMT+7)Công việc quá bận rộn cứ cuốn bạn vào vòng xoáy của nó ngày này qua tháng khác, khiến bạn không sao dứt ra được để có một kỳ nghỉ phục hồi năng lượng. Cứ mỗi lúc định đi nghỉ, bạn lại cảm thấy “day dứt” vì còn quá nhiều việc phải làm.
Nhưng theo khuyến cáo của các chuyên gia, các kỳ nghỉ giữ vai trò vô cùng quan trọng trong việc duy trì chất lượng cuộc sống cho bạn, giúp bạn cảm thấy tràn đầy sức sống và làm việc tốt hơn. Nhiều người đã kiệt quệ sức lực vì làm việc quá nhiều mà không đi nghỉ bao giờ.
Bởi vậy, có lúc bạn cần thoát ra khỏi vòng xoáy công việc và tìm cho mình một kỳ nghỉ đích thực. Dưới đây là 5 lời khuyên để bạn có được điều này:
1. Không đợi tới “thời điểm hợp lý” mới đi nghỉ
Đặc thù của nhiều công việc là không bao giờ tìm ra được thời điểm hợp lý để nghỉ, cho dù bạn có lên kế hoạch trước kỹ càng tới đâu. Nhưng chẳng có lý do gì để bạn không đi nghỉ cả. Một trong những lợi ích lớn nhất của các công ty là có những nhân viên mạnh khỏe, sáng suốt, dồi dào năng lượng để làm việc tốt. Trong khi đó, thời gian nghỉ ngơi là một lợi ích mà bạn nhận được từ công ty, cũng giống như tiền lương, và bạn nên sử dụng nó.
Bởi vậy, thay vì đợi tới một thời điểm hoàn hảo mới đi nghỉ, điều mà có thể bạn sẽ phải chờ cực lâu, hãy quyết định bạn hãy đi nghỉ ngay trong năm nay.
2. Nếu sếp phản đối, hãy tỏ ra cương quyết
Chắc chắn bạn có thể vấp phải sự phản đối của sếp nếu bạn xin đi nghỉ vào một thời điểm nào đó trong năm, nhất là thời điểm công ty bận việc hoặc đồng nghiệp cùng bộ phận của bạn cũng xin đi nghỉ. Nhưng sếp không thể nói rằng, bạn sẽ không bao giờ được đi nghỉ.
Nếu bạn cảm thấy sếp không muốn cho bạn đi nghỉ, hãy nói chuyện thẳng thắn với sếp. Chẳng hạn, bạn có thể nói: “Tôi đã không đi nghỉ hai năm nay rồi, vì công việc rất khó dứt ra. Nhưng rõ ràng, như thế là không ổn trong dài hạn. Kỳ nghỉ là một phần trong chế độ phúc lợi của công ty, tôi muốn được sử dụng nó. Liệu cấp trên có thể sắp xếp để tôi dành thời gian yên tâm đi nghỉ không?”
Đôi khi, chính sếp của bạn cũng quá bận rộn với công việc thường ngày, và lời đề nghị của bạn có thể giúp sếp dừng lại một chút và xem xét những nhu cầu lâu dài này. Những nhà quản lý tốt luôn hiểu rằng, những nhân viên giỏi rốt cục sẽ rời bỏ công ty mà đi nếu họ làm việc trong một môi trường văn hóa doanh nghiệp không hỗ trợ cho chất lượng cuộc sống của họ. Thêm vào đó, quản lý tốt là đạt kết quả tốt trong dài hạn chứ không phải là ngắn hạn.
3. Hãy đảm bảo là mọi việc ở văn phòng sẽ ổn khi bạn vắng mặt
Điều này có nghĩa là, bạn cần đảm bảo đã chuẩn bị kỹ lưỡng cách thức giải quyết các công việc mà bạn để lại cho người khác làm trước khi đi nghỉ. Hãy lập một bộ tài liệu cần thiết, lập danh sách các đồng nghiệp có thể giúp giải quyết các phần việc của bạn, báo cáo với sếp về những sắp xếp này để sếp biết, đồng thời đảm bảo mọi người biết là bạn đi vắng và ai là người mà họ có thể liên lạc để được giúp đỡ khi không có mặt bạn.
4. Hãy cố gắng dứt hẳn ra khỏi công việc trong kỳ nghỉ
Phần nhiều lợi ích của kỳ nghỉ đến từ việc bạn thực sự không “dính dáng” gì đến công việc, cả về thể chất lẫn tinh thần. Nếu bạn tiếp tục kiểm tra email công việc và nhận các cuộc gọi liên quan đến công việc, bạn có thể để mất lợi ích này, nhất là trong trường hợp nhiều người phải mất vài ngày không làm việc mới có thể thoát hoàn toàn khỏi trạng thái làm việc. Bởi thế, hãy cố gắng đừng đụng chạm gì tới công việc trong kỳ nghỉ của bạn. Trong hầu hết các trường hợp, công ty vẫn sẽ ổn nếu vắng bạn trong 1-2 tuần lễ.
5. Tuy nhiên, nếu bạn không dứt hẳn được khỏi công việc, hãy hạn chế tối đa “dính dáng” tới công việc
Một khi đã đi nghỉ, đừng để công ty lúc nào cũng có thể liên lạc được với bạn. Khi đang nghỉ ngơi thư giãn trên bãi biển hay thưởng thức bữa tối, đừng nghe điện thoại liên quan tới công việc. Nếu không thể thoát hẳn khỏi công việc, hãy để đồng nghiệp và sếp biết là bạn sẽ kiểm tra email mỗi ngày 1 lần hoặc 2 ngày 1 lần, và chỉ trả lời những email mang tính khẩn cấp.
Các Nội Dung Liên Quan
- 8 kinh nghiệm giúp bạn nhanh kiếm được việc làm (20/01/2018)
- Giúp sinh viên đạt chuẩn đầu ra tiếng Anh (17/01/2018)
- 7 bước chuẩn bị cho buổi phỏng vấn thành công (25/04/2017)
- 6 kỹ năng cần có nếu bạn muốn thăng tiến trong công việc (05/01/2017)
- Ham lương ngàn đô, sinh viên dễ “vướng bẫy” tuyển dụng (20/12/2016)
- 4 bước chuẩn bị giúp sinh viên dễ có việc làm sau tốt nghiệp (06/12/2016)
- 8 dấu hiệu cho thấy nhà tuyển dụng đang chú ý (05/12/2016)
- Để nhanh tìm được việc khi mới ra trường (04/10/2016)
- Kinh nghiệm vàng để xin việc (14/09/2016)
- Kinh nghiệm phỏng vấn qua các giai đoạn (30/08/2016)