1

Nhu Cầu Nguồn Nhân Lực

In

Tự “bơi” qua cánh cửa hẹp – việc làm

Cập nhật 14/05/2013 - 07:49:41 AM (GMT+7)

 Nghịch lý thừa thầy, thiếu thợ dẫu được gióng chuông cảnh báo bao lần, nhưng cách đào tạo tràn lan khiến tương lai của nhiều cử nhân, thậm chí cả có bằng cấp cao hơn ngày càng ảm đạm. Thay vì kêu ca, đổ lỗi, chờ phao cứu... nên chăng ta tự học "bơi"?

Hành trang cuộc sống

 Tuổi trẻ đầy khát khao và hy vọng, ai chẳng ấp ủ trong tim mình khát vọng được học tập, được chứng tỏ bản thân trong công việc và cuộc sống. Và nếu chỉ góp được một phần dù rất nhỏ bé cho gia đình, cho quê hương, cho xã hội ta cũng đã có thể tự hào rằng mình đã lớn khôn.

 Nhưng vào cái thời người khôn mà của ngày càng khó này, phương thức đào tạo kiểu Việt Nam lại nặng về nhồi nhét, có học mà chẳng có hành hoặc nói tóm lại thường là xa rời thực tế, vậy nên có được bằng cấp mong muốn rồi đâu phải là đã có được câu thần chú để ai cũng có thể niệm: Công việc ơi, mở ra! Cánh cửa việc làm ngày càng hẹp, khiến những cảnh đời trớ trêu càng trở nên chẳng có gì lạ ở nước ta:

 “Nói thật với các bạn, em gái tôi tốt nghiệp Đại học Ngoại ngữ Huế, ngành Sư phạm Tiếng Anh, bằng Khá chỉ 1 li nữa là bằng giỏi. Vậy mà giờ phải đi làm công nhân ở Bình Dương đó” - Huyền:  overandover.ht@gmail.com

 “Tiến sĩ tốt nghiệp tại Úc còn phải làm farm đây, các bạn kêu ca làm gì” -Dane Nguyen:  danenguyen76@yahoo.com

 “Việc sinh viên tốt nghiệp ra trường không xin được việc phù hợp là vấn đề nóng hiện nay và tôi nghĩ cũng có nhiều nguyên nhân. Nhưng từ những thông tin phản ảnh trên báo đài, tôi chắc nguyên nhân chủ yếu là ở năng lực và cả… thân thế của người xin việc. Tôi hiện cũng có 2 đứa cháu tốt nghiệp ngành Kinh tế Ngoại thương 2 năm rồi chưa xin được việc, đành phải vô làm công nhân Dệt Phong Phú” - Châu NNcngoc1957@yahoo.com.vn

 “Mình ra trường còn đi làm osin một năm đó, còn chẳng xin được làm công nhân khu công nghiệp ‘xịn’ như bạn đâu. Nên điều đó cũng là bình thường thôi,  mình thấy không có gì phải kêu ca nữa. Việc gì chẳng là lao động, mà lao động là vinh quang...” - Thu Huongthuhuong@yahoo.com

 “Điều này có gì lạ đâu. Mình học Điện lực, giờ ra làm kinh doanh. Trái ngành trái nghề hoàn toàn nhưng vẫn phải làm thôi, mục đích cuối cùng cũng chỉ là kiếm ra tiền nuôi bản thân và gia đình. Với mình, học đại học không hoàn toàn là học kiến thức trong trường, mà phần lớn là mình học cái hay cái tốt, cách sống và tồn tại của mọi người xung quanh...” – Mr Baby:son.mrbaby@gmail.com

  
Trên trang web tuyển dụng nhân sự luôn tràn ngập các ứng viên tìm việc mới (nguồn ảnh: Tiền phong)

 Cơ hội và thách thức

 Từ thực tế đã thành chuyện chẳng có gì lạ ở nước ta đó, bạn đọc đồng thời cũng xem xét vấn đề từ nhiều góc độ. Đổ lỗi cho hoàn cảnh, cho những cái khó do khách quan đưa lại là dễ nhất nhưng… vô ích. Cái chính là trước hết ta phải rút ra được những bài học kinh nghiệm thực tế cho bản thân mình, từ đó chuẩn bị những hành trang tốt, sẵn sàng tư thế chấp nhận cả cơ hội và thách thức để tự tin vững bước tới tương lai ta tin rằng sẽ hứa hẹn tốt đẹp hơn.

 “Kinh tế khó khăn, cử nhân thì nhiều nhưng ra trường thất nghiệp đâu phải chỉ là do những nguyên nhân đó. Nếu như bản thân chúng ta không chăm chỉ học tập về chuyên môn, ngoại ngữ, kĩ năng ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường, thì đến khi ra trường cũng có bằng cử nhân như người ta mà lại không xin được việc thì tôi nghĩ cũng không có gì để than thở. Đi xin việc, người ta thậm chí còn nói rõ chỉ tuyển những trường nào. Mình thì chẳng giỏi, cũng chỉ tốt nghiệp loại khá, ra trường năm 2012 (có lẽ cũng có chút may mắn) mình vẫn tự thi tuyển được vào công ty lớn mặc dù họ cũng yêu cầu 2 năm kinh nghiệm. Không nên nhìn thấy chữ ‘kinh nghiệm’ mà nản, cơ hội chia đều cho tất cả mọi người, chỉ là mình có nắm lấy được nó hay không. Chúc các bạn may mắn!” - Nguyen Thi Tiennguyentien.aof.hd@gmail.com

 “Học, học nhiều nhưng ra trường phải tự đi mà kiếm việc làm. Còn nguyên nhân, theo mình cũng đơn giản thôi mà. Các trường CĐ-ĐH cứ mở ra ở bất cứ tỉnh thành nào để thu học phí (loạn trường), chất lượng đào tạo thấp, sinh viên ra trường thất nghiệp là thường” - Quangteo57quangteo57@gmail.com

 “Ở Việt Nam ta, tôi thấy gần như 90% sinh viên trong thời gian còn học trên giảng đường thì không chịu trang bị kiến thức và những hành trang cần thiết cho công việc. Dẫn đến khi ra trường bị thất nghiệp có lẽ cũng là phải thôi (cần phải xem lại chất lượng đào tạo). Tôi nghĩ nếu khi đi làm mà không đủ kiến thức để làm việc với chuyên môn của mình, thì không những là không cống hiến được gì cho doanh nghiệp & xã hội, mà còn có khi gây hại nữa đấy” - Hoàng Longhoangsinhk4x2@gmail.com

 Và có lẽ cũng có nhiều điều đáng lưu ý qua 1 trong những “tâm thư” của chính các độc giả muốn chia sẻ kinh nghiệm quý báu: 

“Mình thông cảm với các bạn sinh viên mới ra trường không kiếm được việc làm. Nhưng mình nghĩ, trong số đó có nhiều bạn có lẽ đã đánh mất cơ hội nghề nghiệp chỉ vì… kén cá chọn canh chăng? Nhiều bạn chỉ tập trung học chuyên môn mà không bồi dưỡng các kỹ năng mềm, nên khi nhận việc rồi mà không thể vượt qua được áp lực công việc. Có bạn còn không biết soạn thảo một văn bản đơn giản, chỉ biết làm theo các mẫu có sẵn…Các bạn nên biết một điều rằng cần phải làm nhiều hơn các yêu cầu hay công việc được giao, công việc phải hoàn thành và đạt kết quả thì mới được đánh giá cao. Còn những bạn chỉ biết làm khi được giao việc và chỉ làm việc trong giới hạn được giao, hay làm việc chăm chỉ từ sáng đến tối nhưng không hoàn thành công việc, hay làm chậm hơn yêu cầu… thì không thể được đánh giá cao.

 Theo tôi thấy, nhiều nhà tuyển dũng sẵn sàng tuyển sinh viên mới ra trường và chấp nhận đào tạo các bạn. Nhưng vấn đề là các bạn tiến bộ đến đâu trong quá trình đào tạo. Hoặc người có một vài năm kinh nghiệm có sẵn sàng bắt đầu học việc như sinh viên mới ra trường hay không… Hãy cố gắng đặt mình ở cương vị người quản lý, dù bạn chẳng có chút kinh nghiệm gì, để nghĩ xem nhà tuyển dụng cần gì ở mình. Chúc các bạn thành công!” - Sellahuongduong1975@yahoo.com

 

Các Nội Dung Liên Quan


Một Số Hình Ảnh

Xem Tất Cả

VIDEO CLIPS

photo-178
photo-106
photo-99
photo-100
photo-101
photo-76

Thông Tin