Kinh Nghiệm Việc Làm
In10 lời khuyên dành cho những người mới tốt nghiệp
Cập nhật 13/05/2013 - 08:32:56 AM (GMT+7)Hàng triệu sinh viên ra trường mỗi năm với nỗi lo làm sao để tìm được công việc phù hợp. Nhưng thay vì mang trong mình những lo lắng đó, bạn hãy bắt tay vào hoàn thiện hồ sơ của mình và tìm kiếm công việc ngay từ bây giờ.
Dưới đây là 10 lời khuyên quan trọng dành cho người mới tốt nghiệp khi bước vào cuộc cạnh tranh việc làm gay gắt:
1. Tìm kiếm công việc ngay từ bây giờ: Bạn có thể bị cám dỗ là nên dành vài tháng sau khi tốt nghiệp ra để thư giãn, nhưng bạn không nhận ra rằng tìm kiếm công việc thật sự tốn rất nhiều thời gian. Từ lúc nộp hồ sơ đến lúc có việc làm thường mất vài tháng, và càng khó khăn hơn khi tình trạng thiếu việc làm đang là phổ biến, đặc biệt đối với những người không có nhiều kinh nghiệm. Vậy nên hãy bắt đầu tích cực tìm kiếm công việc phù hợp ngay khi vừa tốt nghiệp càng sớm càng tốt.
2. Liệt kê tất cả các kinh nghiệm làm việc của bạn trên bản lý lịch: Sinh viên mới tốt nghiệp đôi khi loại bỏ một số kinh nghiệm từ công việc bán thời gian như phục vụ cửa hàng thức ăn nhanh, bán lẻ… vì nghĩ rằng nó không có liên quan đến các công việc mà họ đang nhắm mục tiêu. Nhưng rõ ràng với việc thiếu kinh nghiệm làm việc thực tế thì những việc làm bán thời gian cho nhà tuyển dụng thấy rằng bạn có khả năng ứng xử với khách hàng, là người đáng tin cậy và có khả năng kiếm tiền như người trưởng thành.
3. Không lắng nghe mọi lời khuyên tìm việc: Nếu cha mẹ hoặc bạn bè là những người hướng dẫn chính khi bạn tìm việc, bạn có thể gặp bất lợi. Tìm kiếm việc làm đã thay đổi đáng kể trong thập kỷ qua, vì vậy cha mẹ của bạn có thể không biết những gì hiệu quả nhất trong quá trình tìm việc hiện nay. Và bạn bè có thể không có nhiều kinh nghiệm hơn bạn, do đó, đề nghị của họ chưa hẳn còn chính xác. Tìm hiểu thêm các lời khuyên đáng tin cậy từ chính những người đang làm việc trong môi trường công sở mà bạn quen biết.
4. Đừng nộp đơn cho tất cả mọi vị trí công việc: Người tìm việc thiếu kinh nghiệm thường để mở tất cả các vị trí để thu hút được nhiều nhà tuyển dụng. Nhưng thực tế như thế sẽ không có kết quả. Bạn cần nhắm đến những công việc phù hợp với chuyên môn của bạn và viết lá thư xin việc phù hợp cho vị trí đó. Nó sẽ giúp bạn có được kết quả tốt hơn nhiều so với việc rải đơn ở khắp các vị trí.
5. Mở rộng tầm nhìn của bạn: Không nên nộp đơn tất cả vị trí công việc trống cũng như không nên bó hẹp khả năng của bản thân ở một vị trí đặc biệt nào đó trong một lĩnh vực rất cụ thể nào đó. Thực tế, trong thị trường việc làm hiện nay, bạn khó đạt được ví trí bạn mong muốn. Nhưng nếu bạn mở cho mình một phạm vi các công việc phù hợp rộng lớn hơn thì bạn có thể tìm thấy công việc dễ dàng hơn (Bạn có thể nhận ra rằng bạn thích hợp với một số các lựa chọn thay thế mà bạn đã không xem xét ban đầu).
6. Đừng nghĩ rằng bạn không thể thực tập chỉ vì bạn không còn là sinh viên: Việc tìm công việc toàn thời gian cho sinh viên mới tốt nghiệp khá khó khăn và bạn nghĩ rằng mình đã qua lứa tuổi sinh viên để thực tập. Nhiều công ty vẫn nhận tập sự dành cho những người đã ra trường. Đây cách tốt nhất để bạn tích lũy thêm kinh nghiệm thực tế và đưa nó vào sơ yếu lý lịch.
7. Sử dụng những mối quan hệ quen biết: Bạn có thể cảm thấy ngại khi tìm kiếm việc làm ở nơi đã quen biết như nơi bạn đã thực tập, công ty của những người mà bố mẹ quen hoặc thậm chí là cơ quan của bố mẹ bạn đang làm, nhưng nó rất bình thường. Bởi dù sao ở đó bạn cũng sẽ có cơ hội tìm việc nhanh hơn, dù có thể một số công việc bạn vẫn chưa ưng ý lắm.
8. Thực hành phỏng vấn: Thỉnh thoảng bạn có thể bỏ qua những buổi trao đổi trong lớp học nhưng tìm kiếm công việc đòi hỏi bạn phải thực tập kỹ năng này thường xuyên. Người phỏng vấn sẽ có thể biết được liệu bạn có chuẩn bị hay chưa qua cách bạn trả lời phỏng vấn, đặc biệt là khi bạn không có nhiều kinh nghiệm đi phỏng vấn, bạn sẽ rất dễ rơi vào lúng túng, ấp úng và gặp thất bại. Nếu bạn có sự chuẩn bị và tập trả lời câu trả lời một cách lưu loát, chắc chắn sẽ làm tăng đáng kể cơ hội có được một lời đề nghị việc làm.
9. Hãy chắc chắn rằng địa chỉ email, tin nhắn hộp thư thoại và các tài khoản trực tuyến đều các miêu tả bạn như một chuyên gia, một người trưởng thành, chứ không phải là một sinh viên đại học ưa tiệc tùng. Người sử dụng lao động có những nhận định cơ bản dựa trên những thông tin này.
10. Đừng hoảng sợ, đừng nản lòng: Tìm kiếm công việc của bạn có thể mất thời gian, có thể là rất nhiều thời gian. Nhưng không có nghĩa là bạn sẽ bị thất nghiệp mãi mãi hoặc sống chung với cha mẹ của bạn khi bạn 45 tuổi. Rốt cuộc bạn cũng sẽ tìm thấy công việc phù hợp của mình!
(Theo Báo Dân Trí)
Các Nội Dung Liên Quan
- 8 kinh nghiệm giúp bạn nhanh kiếm được việc làm (20/01/2018)
- Giúp sinh viên đạt chuẩn đầu ra tiếng Anh (17/01/2018)
- 7 bước chuẩn bị cho buổi phỏng vấn thành công (25/04/2017)
- 6 kỹ năng cần có nếu bạn muốn thăng tiến trong công việc (05/01/2017)
- Ham lương ngàn đô, sinh viên dễ “vướng bẫy” tuyển dụng (20/12/2016)
- 4 bước chuẩn bị giúp sinh viên dễ có việc làm sau tốt nghiệp (06/12/2016)
- 8 dấu hiệu cho thấy nhà tuyển dụng đang chú ý (05/12/2016)
- Để nhanh tìm được việc khi mới ra trường (04/10/2016)
- Kinh nghiệm vàng để xin việc (14/09/2016)
- Kinh nghiệm phỏng vấn qua các giai đoạn (30/08/2016)