Kinh Nghiệm Việc Làm
In6 câu hỏi không nên trả lời thật ở nơi làm việc
Cập nhật 04/05/2013 - 08:04:37 AM (GMT+7)Không giống như những gì bạn đã được dạy từ khi ở trường mẫu giáo, trung thực không phải lúc nào cũng tốt, nhất là trong môi trường làm việc với những chủ đề nhạy cảm như bạn đang tính “nhảy” việc, hay độ hấp dẫn của vị sếp đẹp trai.
Dưới đây là 6 câu hỏi ở công sở mà bạn không nên đưa ra một câu trả lời trung thực. Thay vào đó, một cách trả lời khôn ngoan, có tính toán sẽ giúp bạn xử lý tình huống một cách trơn tru:
1. “Này, hôm qua tôi nhìn thấy cậu mặc vest. Đi phỏng vấn à?”
Một người đồng nghiệp thân thiết hoàn toàn có thể hỏi bạn khi bỗng thấy bạn ăn mặc nghiêm trang hơn mọi ngày. Nhưng đừng thừa nhận với cô/anh ấy về việc bạn đang đi phỏng vấn xin việc ở một công ty khác cho tới khi nào bạn 100% tự tin rằng bạn sẽ rời công việc hiện tại. Thậm chí, khi đó, bạn cũng không nên nói trước việc bạn sắp đi. Việc bạn thậm chí không buồn giấu diếm rằng mình đang tìm việc khác giữa lúc đang làm công việc hiện tại sẽ khiến các đồng nghiệp khác có cái nhìn không thiện cảm về bạn.
Thay vì nói thật, hãy trả lời kiểu như: “Cảm ơn cậu đã chú ý tới bộ vest mới của tôi. Tôi mới mua và muốn mặc ngay đến cơ quan. Người ta chẳng nói là hãy ăn mặc vì vị trí công việc mong muốn còn gì. Tôi đang muốn thăng tiến đây. Hãy chúc tôi may mắn đi!”.
2. “Nói thật đi, cậu có thấy cô ta xấu như quỷ không?”
Nhân vật đang bị đề cập đến có thể chính là một người mà bạn không ưa, chẳng hạn một đồng nghiệp được sếp ưu ái hơn bạn. Tuy nhiên, bạn không bao giờ nên nói điều mà bạn thực sự nghĩ, cho dù người đặt câu hỏi là người bạn tốt nhất của bạn ở công ty.
Nơi làm việc không phải là nơi để bạn trút những nỗi niềm riêng, mà là nơi để bạn thể hiện sự chuyên nghiệp và chỉ đề cập tới những khó khăn liên quan tới công việc. Nếu bạn nói thật những suy nghĩ của mình, bạn có thể khơi mào cho một chuỗi những cuộc “ngồi lê đôi mách” bất tận trong công ty, và người chịu ảnh hưởng bất lợi có thể sẽ chính là bạn.
3. “Ai cũng thấy sếp của cậu thật bảnh. Cậu có thấy anh ấy hấp dẫn không?”
Dĩ nhiên trong đầu bạn nghĩ sếp thật đẹp trai và hấp dẫn. Tuy nhiên, trong trường hợp này, bạn cần thể hiện như là sếp không phải là mẫu người khiến bạn cảm thấy bị thu hút. Cho dù người khác thừa nhận đã “đá lông nheo” với sếp của bạn, thì bạn cũng nên nhớ rằng, đó là sếp của bạn chứ không phải sếp của họ.
Nếu gặp phải câu hỏi này, cách phản ứng đơn giản mà hiệu quả nhất là bạn cười trừ và nói rằng: “Chắc chắn là sếp tôi bảnh rồi. Giá như tôi có thể nhìn thẳng. Công việc bề bộn khiến khiến tôi mờ hết cả mắt”.
Tất nhiên, trong thâm tâm, bạn có cảm mến sếp thì cũng không ai có thể ngăn cản bạn.
5. “Trông cậu như đêm qua thức khuya ấy nhỉ. Cậu ốm hay say xỉn vậy?”
Nếu gặp câu hỏi này, thì dù có trót uống nhiều vào tối hôm trước, thì bạn cũng chỉ nên nói là bị ốm và vừa phải đi bác sỹ. Một câu trả lời thật thà có thể sẽ khiến bạn trở thành trò đùa cho các đồng nghiệp trong cả ngày hôm đó. Đừng bao giờ kể về những bữa tiệc chia tay thời độc thân của cô/anh bạn, hay vụ nhậu nhẹt nhân dịp người bạn thân nhất mới ly hôn. Chỉ cần nói là bạn bị cảm và phải dùng vài viên thuốc chống cảm cúm.
6. “Cậu có biết bọn họ đang nói gì không?”
Bạn hiểu về cơ bản họ đang nói gì trong cuộc họp đang diễn ra, nhưng thực ra, bạn không thể bị cụ thể họ nói gì. Sẽ là không hay nếu bạn đưa ra những phỏng đoán vô căn cứ. Bởi thế, hãy nói: “Vâng, nhìn chung là tôi biết, nhưng vẫn có một số vấn đề cần phải theo dõi đã”. Bằng cách này, người đồng nghiệp của bạn sẽ không cảm thấy mập mờ, đồng thời bạn cũng cho thấy khả năng làm sáng tỏ một số vấn đề.
Trong môi trường làm việc, không hiếm những lúc bạn gặp phải những câu hỏi như trên. Nhưng hãy nhớ cân nhắc trước khi đưa ra câu trả lời. Một câu trả lời thật thà có thể sẽ đem tới cho bạn những rắc rối không đáng có.
Các Nội Dung Liên Quan
- 8 kinh nghiệm giúp bạn nhanh kiếm được việc làm (20/01/2018)
- Giúp sinh viên đạt chuẩn đầu ra tiếng Anh (17/01/2018)
- 7 bước chuẩn bị cho buổi phỏng vấn thành công (25/04/2017)
- 6 kỹ năng cần có nếu bạn muốn thăng tiến trong công việc (05/01/2017)
- Ham lương ngàn đô, sinh viên dễ “vướng bẫy” tuyển dụng (20/12/2016)
- 4 bước chuẩn bị giúp sinh viên dễ có việc làm sau tốt nghiệp (06/12/2016)
- 8 dấu hiệu cho thấy nhà tuyển dụng đang chú ý (05/12/2016)
- Để nhanh tìm được việc khi mới ra trường (04/10/2016)
- Kinh nghiệm vàng để xin việc (14/09/2016)
- Kinh nghiệm phỏng vấn qua các giai đoạn (30/08/2016)