Kinh Nghiệm Việc Làm
InNhững việc cần làm khi thất nghiệp
Cập nhật 02/05/2013 - 08:08:23 AM (GMT+7)Thời gian này, không khó để tìm những bài báo hay câu chuyện về những người đã lâm cảnh thất nghiệp 6 tháng hoặc thậm chí lâu hơn. Điểm chung của họ là đều cảm thấy mệt mỏi, căng thẳng và lo lắng, nhưng thất nghiệp lâu cũng có những mặt lợi của nó.
Nếu bạn chẳng may ở trong cảnh không công ăn việc làm đã lâu mà chưa kiếm được một công việc mới thì cũng đừng quá bi quan. Hãy xem xét những mặt lợi của thất nghiệp lâu dưới đây để nhìn nhận vấn đề tích cực hơn:
1.Thất nghiệp lâu, bạn có nhiều thời gian rảnh rỗi, và hãy tận dụng điều đó
Hẳn đã có lúc bạn muốn thực hiện một chuyến du lịch dài nhưng không có thời gian? Giờ chính là lúc bạn có thể làm việc này. Chắc chắn luôn có những việc mà bạn mơ ước làm được nhưng bị công việc bận rộn cuốn đi. Hãy lấy ra một cây bút và một tờ giấy, dành 5 phút để viết ra bất kỳ việc gì mà bạn muốn làm. Khi thất nghiệp, bạn hoàn toàn không vướng bận các trách nhiệm và nghĩa vụ ở công ty, nên bạn tự do để làm những việc đó.
2. Học cách để từ bỏ
Nhiều người đã mất vài tháng ròng rã để gửi hồ sơ xin việc đi các nơi hoặc thường xuyên tới các hội chợ việc làm. Những việc đó cũng chẳng ích gì trừ phi bạn xây dựng được các kỹ năng và biết chờ đợi. Rồi chờ đợi thêm chút nữa. Việc buộc phải chờ đợi dạy cho bạn một điều rằng, không phải lúc nào bạn cũng có thể kiểm soát được mọi việc diễn ra trong cuộc sống của bạn. Điều đó hoàn toàn ổn, bởi những người có việc làm cũng không phải luôn luôn kiểm soát được toàn bộ cuộc sống của họ.
3. Biết thông cảm với người khác
Có rất nhiều người đang thất nghiệp. Trong đó, không ít người có trách nhiệm nuôi gia đình, và họ có thể đang phải đương đầu với nhiều khó khăn hơn bạn. Giờ khi bạn cũng không có việc làm, bạn sẽ dễ dàng thấu hiểu được những gì mà họ phải trải qua.
4. Học cách để nhìn nhận bản thân theo những cách khác nhau
Một số người chỉ định nghĩa bản thân theo nghề nghiệp của họ. Nhưng điều gì sẽ xảy ra khi bạn không còn giữ được công việc tuyệt vời? Thất nghiệp chính là lúc mà bạn buộc phải nhìn sâu vào bên trong con người mình để đánh giá xem mình thực sự là ai.
5. Tìm kiếm sự kiên nhẫn
Tìm một công việc khác hay tự đứng ra kinh doanh sẽ tiêu tốn của bạn nhiều thời gian. Công việc không bỗng dưng hiện ra như phép thần. Chắc chắn, chẳng có ai vô tình gặp bạn trên phố và hỏi bạn có muốn làm cho họ không. Bạn có thể phải “rải” hàng trăm bộ hồ sơ và đi tới vô số cuộc phỏng vấn trước khi nhận được một công việc. Nếu không kiên nhẫn, bạn sẽ dễ dàng từ bỏ.
6. Trở nên sáng tạo hơn
Một số người thất nghiệp lâu đã tìm ra những cách sáng tạo để kiếm thu nhập hoặc thu hút sự chú ý của nhà tuyển dụng. Vài người đã làm công việc tự do hoặc quyết định theo đuổi những ý tưởng kinh doanh đã nuôi nấng từ nhiều năm mà chưa có dịp biến thành hiện thực. Đã có người làm một đĩa DVD, trong đó đưa ra lời khuyên cho các công ty khác nhau về làm thế nào để cải thiện công việc kinh doanh. Và anh đã được tuyển chỉ trong vòng có 1 tuần.
7. Luyện tập sự biết ơn
Cho dù tình trạng hiện nay của bạn có bi đát ra sao, thì luôn có thứ gì đó để bạn biết ơn. Chắc chắn, bạn luôn “sướng” hơn một ai đó. Hãy dành thời gian để thực sự nghĩ về những điều tốt đẹp mà bạn đã có trong cuộc sống. Bạn đang có một người chồng/vợ tuyệt vời và luôn ủng hộ bạn? Bạn có một mái nhà để ở và đủ thức ăn hàng ngày? Đó chính là một vài trong những thứ mà bạn nên cảm thấy biết ơn vì mình đã có được.
Cuối cùng, cho dù bạn đã thất nghiệp lâu, đừng để mất hy vọng. Hãy ngồi xuống, thư giãn, và đánh giá xem mình đã trưởng thành thêm ra sao nhờ trải nghiệm này. Không đạt được những bước tiến trong sự nghiệp không có nghĩa là bạn không phát triển được trong những mặt khác của cuộc sống.
(Theo Báo Dân Trí)
Các Nội Dung Liên Quan
- 8 kinh nghiệm giúp bạn nhanh kiếm được việc làm (20/01/2018)
- Giúp sinh viên đạt chuẩn đầu ra tiếng Anh (17/01/2018)
- 7 bước chuẩn bị cho buổi phỏng vấn thành công (25/04/2017)
- 6 kỹ năng cần có nếu bạn muốn thăng tiến trong công việc (05/01/2017)
- Ham lương ngàn đô, sinh viên dễ “vướng bẫy” tuyển dụng (20/12/2016)
- 4 bước chuẩn bị giúp sinh viên dễ có việc làm sau tốt nghiệp (06/12/2016)
- 8 dấu hiệu cho thấy nhà tuyển dụng đang chú ý (05/12/2016)
- Để nhanh tìm được việc khi mới ra trường (04/10/2016)
- Kinh nghiệm vàng để xin việc (14/09/2016)
- Kinh nghiệm phỏng vấn qua các giai đoạn (30/08/2016)