Kinh Nghiệm Việc Làm
In3 cách “ghi điểm” khi là nhân viên trẻ nhất phòng
Cập nhật 22/04/2013 - 08:20:03 AM (GMT+7)Ai cũng muốn được biết tới trong công sở vì năng lực của mình nhưng là nhân viên mới và trẻ nhất phòng, bạn khó có cơ hội chứng tỏ điều đó một cách nhanh chóng. Bạn là người mới, ít kinh nghiệm và còn nhiều thứ để học.
Dù bạn không thể thay đổi tuổi tác hay kinh nghiệm của mình chỉ sau 1 đêm, có một số cách để đẩy nhanh quá trình bước vào hàng ngũ của những người chuyên nghiệp, thậm chí biến tuổi tác thành lợi thế của mình.
Dưới đây là 1 vài nguyên tắc khởi động công việc với tư cách là người trẻ tuổi nhất trong phòng:
Hiểu rõ vai trò của mình
Lần đầu tiên có được công việc, bạn muốn bứt phá và chứng tỏ bản thân ngay lập tức nhưng hãy nhớ rằng mọi việc xảy ra không đơn giản như bạn nghĩ. Thực ra, không nên nôn nóng như vậy. Dù đưa ra ý tưởng, tình nguyện đảm nhận trách nhiệm mới, tìm cách chứng tỏ khả năng của bản thân là điều tốt nhưng thực hiện quá đà có thể khiến đồng nghiệp coi bạn là “kẻ cầm đèn chạy trước ô tô”. Hơn nữa, công sở không sẵn sàng giao cho bạn hàng đống việc cho tới khi bạn làm việc một thời gian và chứng tỏ rằng mình là tài sản quý nhóm của nhóm.
Thay vào đó, hãy đảm bảo bạn tôn trọng sếp, đồng nghiệp và cách làm việc trong văn phòng. Cách tốt nhất để tiến lên trong sự nghiệp là luôn ghi nhớ mình là một phần của nhóm và cần học hỏi nhiều từ mọi người.
Bắt đầu bằng cách đặt câu hỏi về cách thức, quy trình làm việc trong văn phòng và giữa các vị trí với nhau. Chẳng hạn, khi bắt đầu công việc, bạn có thể cảm thấy thật phức tạp và phiền toái khi phải hỏi sự cho phép của hết người này đến người khác để thúc đẩy dự án đó. Nhưng nếu tìm hiểu kỹ hơn về quá trình và lắng nghe điều đồng nghiệp đã làm để giành được sự ủng hộ của cấp trên, bạn sẽ đóng góp tốt hơn như một thành viên trong nhóm.
Tìm cách hòa nhập
Một sai lầm thường gặp ở nhân viên trẻ, mới bước ra từ giảng đường đại học là cách ăn mặc. Một số quen với cách ăn mặc xuề xòa, thoải mái, một số thì cố chứng tỏ mình đã trưởng thành bằng cách ăn mặc theo hướng sexy. Một số người thì cho rằng những trang phục thường mặc trong giai đoạn thực tập vẫn còn thích hợp.
Thực ra, mỗi sáng thực dậy, bạn nên chăm chút cho vẻ bề ngoài của mình bởi đó là sự tôn trọng đồng nghiệp trong văn phòng và khách hàng.
Tương tự như vậy, bạn nên chú trọng tới lời nói và cách nói, từ tương tác trực tiếp tới giao tiếp online. Chú ý tới cách mọi người trong văn phòng tương tác với nhau, mức độ trang trọng ra sao trong cách cuộc họp, qua email và điều chỉnh bản thân. Vẻ ngoài, hành động và lời nói càng phù hợp, đồng nghiệp càng nhìn nhận bạn một cách chuyên nghiệp hơn.
Chứng tỏ khả năng
Là nhân viên trẻ nhất phòng, bạn sẽ có một số lợi thế nhất định. Chẳng hạn như khả năng nắm bắt các xu hướng mới, sự sáng tạo và đặc biệt là hiểu rõ về mạng xã hội – yếu tố quan trọng trong xã hội hiện nay. Dù bạn không được đào tạo nhưng nó đến với bạn một cách tự nhiên khi sử dụng hàng ngày. Bạn có hiểu biết về những điều mà người lớn tuổi hơn không biết đơn giản vì họ không lớn lên cùng chúng.
Những người trẻ cũng được đánh giá cao vì sự tham vọng, nhiệt tình và cảm xúc – những đặc điểm tuyệt vời, mang tới một làn gió mới tới công sở. Chia sẻ sự hiểu biết của bạn, mang đến khả năng đặc biệt và háo hức với công việc đang làm là cách để nổi bật trong văn phòng.
Tuy nhiên, cần lưu ý rằng thể hiện khả năng của mình nhưng không được quá lố. Nhiều người trẻ tự tin đến mức coi bản thân là nhất và xem nhẹ, thậm chí những người xung quanh, kể cả người lớn tuổi hơn mình. Tự tin không phải là xấu nhưng hãy biết cân bằng để nó không ảnh hưởng tới tính cách và cách nhìn nhận của mọi người về bạn. Hiểu biết sức mạnh của mình và tận dụng chúng làm lợi thế của mình nhưng luôn luôn cân nhắc làm thế nào để mình có thể hoàn nhập trong văn phòng.
(Theo Báo Dân Trí)
Các Nội Dung Liên Quan
- 8 kinh nghiệm giúp bạn nhanh kiếm được việc làm (20/01/2018)
- Giúp sinh viên đạt chuẩn đầu ra tiếng Anh (17/01/2018)
- 7 bước chuẩn bị cho buổi phỏng vấn thành công (25/04/2017)
- 6 kỹ năng cần có nếu bạn muốn thăng tiến trong công việc (05/01/2017)
- Ham lương ngàn đô, sinh viên dễ “vướng bẫy” tuyển dụng (20/12/2016)
- 4 bước chuẩn bị giúp sinh viên dễ có việc làm sau tốt nghiệp (06/12/2016)
- 8 dấu hiệu cho thấy nhà tuyển dụng đang chú ý (05/12/2016)
- Để nhanh tìm được việc khi mới ra trường (04/10/2016)
- Kinh nghiệm vàng để xin việc (14/09/2016)
- Kinh nghiệm phỏng vấn qua các giai đoạn (30/08/2016)