1

Nhu Cầu Nguồn Nhân Lực

In

Đào tạo nguồn nhân lực gắn kết theo nhu cầu doanh nghiệp và xã hội

Cập nhật 12/04/2013 - 08:36:18 AM (GMT+7)

1. Thực trạng nhu cầu nhân lực về ngành sinh học môi trường.

Hiện tại toàn quốc có 223 khu công nghiệp được thành lập theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ, trong đó có 171 khu công nghiệp đi vào hoạt động, 12 tập đoàn kinh tế nhà nước và hàng chục tổng công ty nhà nước, trong đó đa số đều có nhân viên chuyên trách về công tác quản lý tài nguyên và môi trường.

Theo TS. Tạ Đình Thi (Bộ Tài Nguyên & Môi Trường) đội ngũ nhân viên của ngành Tài Nguyên và Môi Trường chưa đáp ứng yêu cầu về chất lượng và số lượng của ngành. Hầu hết các lĩnh vực quản lý, công nghệ đều thiếu nhân sự.

Theo mục tiêu quyết định quy hoạch phát triển nguồn nhân lực của Bộ Tài Nguyên và Môi Trường giai đoạn 2012 đến 2020 tăng tỉ lệ đào tạo nhân lực của ngành từ 40% năm 2010 lên mức 70% năm 2020, trong đó ưu tiên các lĩnh vực: biến đổi khí hậu, tài nguyên nước, kinh tế tài nguyên và môi trường, khoa học môi trường…

Nhu cầu nhân lực được đào tạo các chuyên ngành tài nguyên và môi trường bổ sung lực lượng công chức, viên chức đang công tác tại các đơn vị quản lý nhà nước, đơn vị sự nghiệp giai đoạn 2012 - 2015 là khoảng 45.000 người. Giai đoạn từ 2016 đến 2020, với sự phát triển khoa học công nghệ ngành tài nguyên và môi trường, nhu cầu nhân lực này sẽ giảm xuống khoảng 20% đến 25% so với giai đoạn 2012 - 2015, trong đó tập trung tăng cường cho một số lĩnh vực như đất đai, tài nguyên nước, khí tượng thuỷ văn, đo đạc và bản đồ, địa chất khoáng sản và một số chuyên ngành mới; tập trung nhân lực có trình độ cao, tăng tỉ lệ có trình độ đại học trở lên từ mức 70% lên đến 90%.

Nhu cầu đối với đội ngũ viên chức, người lao động được đào tạo chuyên môn về tài nguyên và môi trường tại khu vực doanh nghiệp trong giai đoạn 2012-2015 cần khoảng 30.000 người, trong đó cần đội ngũ cán bộ kỹ thuật chuyên nghiệp, hiện đại đáp ứng yêu cầu phát triển ngành tài nguyên và môi trường. Tỷ lệ thay thế và bổ sung này sẽ duy trì cho giai đoạn 2012 - 2020.

Trong những năm qua nông nghiệp vẫn là ngành mũi nhọn trong nền kinh tế của nước ta. Đây chính là cơ hội cho ngành công nghệ sinh học phát triển nhằm tạo ra các quy trình sản xuất mới, các sản phẩm có giá trị phục vụ cho xã hội. Nói đến công nghệ sinh học chúng ta có thể kế đến các chuyên ngành như: công nghệ sinh học dược phẩm, công nghệ sinh học thực phẩm, công nghệ sinh học môi trường, sinh học phân tử, di truyền học…Tuy nhiên quy mô phát triển ngành trong thời gian qua chưa xứng tầm, chưa đáp ứng được nhu cầu của xã hội.

Nhu cầu nhân lực một số ngành công nghệ cao đến năm 2020

Năm

Công nghệ thông tin

Công nghệ sinh học

Công nghệ tự động hóa

Công nghệ vật liệu

2001

15.000

8.000

10.000

5.000

2009

18.000

12.000

12.000

8.000

2010

20.000

15.000

15.000

12.000

2015

25.000

20.000

20.000

18.000

2020

30.000

25.000

25.000

25.000

Nguồn: Viện chiến lược và Chương trình Giáo dục, Bộ Giáo dục và Đào tạo

2. Các giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo, NCKH.

Khoa Công Nghệ Sinh Học – Môi Trường, trường Đại Học Lạc Hồng được thành lập theo quyết định số 307/QĐ–ĐHDLLH ngày 19 tháng 9 năm 2005. Với mục tiêu đào tạo “Đào tạo kỹ sư Công nghệ Môi trường, Công nghệ Sinh học có kiến thức chuyên môn vững vàng, có nhân cách và phẩm chất chính trị tốt. Rèn luyện và phát triển năng lực tự học, khả năng tư duy sáng tạo, phương pháp tiếp cận khoa học để giải quyết các vấn đề thực tiễn của ngành học”. Khoa đưa ra các giải pháp sau:

 Khoa Công Nghệ Sinh Học – Môi Trường đã kết hợp mềm dẻo giữa lý thuyết – thực hành với thực tập tại các công ty, xí nghiệp để nâng cao kiến thức thực tế cho sinh viên khi còn ngồi trên nghế nhà trường. Từ những mối quan hệ này khoa đã mời một số gảng viên từ các công ty đến giảng dạy và hướng dẫn sinh viên nghiên cứu khoa học giúp giảng viên... có những đề tài xuất phát thực tế tại công ty. Khi các đề tài này được nghiên cứu sinh viên đã có những kiến thức bổ ích kết hợp giữa lý thuyết và thực tiễn, khi nghiên cứu thành công các đề tài này được ứng dụng tại công ty nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế cho công ty. Đây là một cách hợp tác mang lại lợi ích cho 3 bên: sinh viên được kiến thức, nhà trường được nâng cao uy tín và công ty được hưởng lợi nhuận từ kết quả nghiên cứu.

 Khoa đều tổ chức hội thảo lấy ý kiến của người sử dụng lao động, các công ty, xí nghiệp và các ý kiến của giảng viên, cựu sinh viên về chuẩn đầu ra, chương trình đào tạo. Qua đó nắm bắt kịp thời nhu cầu của doanh nghiệp để điều chỉnh chương trình đào tạo theo hướng thích hợp nhất.

Khoa tổ chức hội thảo, giao lưu giữa Doanh nghiệp với sinh viên nhằm tạo điều kiện cho sinh viên tìm hiểu về hoạt động của các công ty, xí nghiệp; thường xuyên tổ chức cho sinh viên tham quan thực tế tại các khu công nghiệp, các công ty nhằm liên kết đào đạo với thực tế sản xuất, rèn luyện kĩ năng công việc và tác phong công nghiệp cho sinh viên.

3. Kết quả

Nhiều đề tài nghiên cứu khoa học của sinh viên đã được ứng dụng tại các công ty, xí nghiệp và nhận được nhiều sự phản hồi tốt. Trong đó có nhiều đề tài tham gia VIFOTECH, “Sinh viên NCKH toàn quốc” và đạt được nhiều thành tích đáng khích lệ. Dựa trên mối quan hệ hợp tác tốt đẹp giữa Khoa với các công ty xí nghiệp, các trung tâm nghiên cứu, các cơ quan quản lý nhà nước. Cho đến nay hầu hết sinh viên của Khoa đều thực tập, nghiên cứu khoa học và làm tại các cơ sở uy tín ví dụ như: Trung Tâm Ứng Dụng Công Nghệ Sinh Học tỉnh Đồng Nai, Trung Tâm Sâm và Dược Liệu TP.HCM, Trung Tâm Quan Trắc Tài Nguyên và Môi Trường tỉnh Đồng Nai, Sở Tài Nguyên và Môi Trường tỉnh Đồng Nai, Chi Cục Bảo Vệ Tài Nguyên và Môi Trường tỉnh Đồng Nai, Trung Tâm Bảo Vệ Sức Khỏe Lao Động Và Môi Trường tỉnh Đồng Nai, công ty Ajnomo Việt Nam, công ty Cổ Phần B.O.O Nước Thủ Đức, công ty Cổ Phần Nam Tân Uyên, công ty Cổ Phần AMATA Việt Nam... Khoa cũng kết hợp với các công ty, xí nghiệp để trao học bổng cho các sinh viên có thành tích tốt và nhiều công ty, xí nghiệp đã nhận sinh viên ở lại làm việc mặc dù đang còn trong quá trình thực tập.

Có thể nhìn nhận rằng với mối quan hệ hợp tác tốt đẹp của Khoa với các công ty, các cơ quan quản lý trong lĩnh vực sinh học – môi trường trong thời gian qua rất tốt đẹp và hướng tới đào tạo nguồn nhân lực có trình độ cao đáp ứng nhu cầu của nhà tuyển dụng. Vì thế, hầu hết sinh viên sau khi ra trường đều có việc làm ngay không phải đào tạo lại. Tỷ lệ sinh viên có việc làm sau khi tốt nghiệp một năm đạt trên 91,2% và được các công ty, xí nghiệp đánh giá cao năng lực làm việc.

Các Nội Dung Liên Quan


Một Số Hình Ảnh

Xem Tất Cả

VIDEO CLIPS

photo-178
photo-106
photo-99
photo-100
photo-101
photo-76

Thông Tin