Kinh Nghiệm Việc Làm
In8 phẩm chất phải có của nhân viên giỏi nhất
Cập nhật 12/04/2013 - 08:08:50 AM (GMT+7)Sáng tạo, biết nhận lỗi, đã nói là làm… là vài trong số những phẩm chất cần phải có nếu bạn muốn được sếp và đồng nghiệp đánh giá là một nhân viên xuất sắc.
Cách tốt nhất bạn có thể làm để tìm được công việc mới tốt hơn công việc hiện tại là trở thành một nhân viên giỏi mà công ty không bao giờ muốn để mất. Cho dù bạn đã một công việc ổn định, đang làm bán thời gian, hay chỉ là một tình nguyện viên đang tìm kiếm cơ hội việc làm, hãy ghi nhớ những gợi ý dưới đây để trở thành một nhân viên xuất sắc:
1. Thể hiện sự sáng tạo
Không có gì đáng ngạc nhiên khi tiêu chí này được đưa lên đầu tiên. Ai trong chúng ta cũng muốn làm việc với những người giơ tay phát biểu ý tưởng của họ để giải quyết vấn đề. Trong những cuộc họp quan trọng, đừng dành thời gian để nhìn quanh khắp phòng với hy vọng ai đó sẽ nhận lấy dự án mới. Khi bạn đứng lên và nhận nhiệm vụ, bạn sẽ nhận được sự ủng hộ của sếp và đồng nghiệp, đồng thời giành được cơ hội nâng cao uy tín trong mắt mọi người.
2. Nhận lỗi khi mắc lỗi
Thật dễ chịu khi ai đó nói rằng: “Tôi vừa phạm phải một sai lầm. Hãy để tôi khắc phục sai lầm đó”. Không may là có nhiều người trong môi trường làm việc thường thích đổ lỗi cho người khác hoặc “ỉm” đi cho tới khi mọi người quên chuyện. Những người làm vậy thường dễ trở thành nạn nhân của những trò ngồi lê đôi mách ở công sở, mà như thế họ có thể gặp khó khăn khi tìm kiếm một công việc mới. Dĩ nhiên, không phạm nhiều lỗi là tốt nhất, nhưng nếu bạn mắc lỗi, bạn có thể được “điểm cộng” nếu nhận trách nhiệm và đứng ra giải quyết vấn đề.
3. Học hỏi những điều mới
Nếu bạn đã làm công việc hiện tại trong nhiều năm, nhưng không tiếp tục học lên hay tham dự các khóa đào tạo, bạn có thể sẽ tụt hậu so với những đồng nghiệp ít kinh nghiệm hơn. Giả sử bạn muốn tìm một công việc mới hay đã đến lúc bạn mở công ty riêng, bạn sẽ nhận ra là mình thiếu nhiều kỹ năng phải có. Những nhân viên giỏi nhất luôn tìm kiếm cơ hội để học những thứ mới, ngay cả khi họ bị các nhiệm vụ hàng ngày chiếm gần hết thời gian. Đây là một thách thức, nhưng nó tạo ra sự khác biệt giữa một nhân viên tốt và một nhân viên xuất sắc.
4. Nói gì làm nấy
Bạn có theo đến cùng và hoàn thành những dự án mà bạn đã hứa với sếp? Ở đâu cũng có những nhân viên khi nói thì “hoành tráng”, nhưng khi bắt tay vào việc thì lười biếng. Hãy cố gắng để không trở thành một trong số họ.
5. Biết chia sẻ thành tích với người khác
Rất khó để tự mình hoàn thành những dự án lớn mà không cần tới sự giúp đỡ của người khác. Những nhân viên biết chia sẻ thành tích với đồng nghiệp thường thành công hơn những người ích kỷ. Họ hoàn toàn có thể hoàn thành công việc một cách sớm nhất với sự hỗ trợ của những người xung quanh. Bởi vậy, hãy biết chia sẻ chiến thắng với đồng nghiệp.
6. Biết khi nào cần lên tiếng đấu tranh
Rất hiếm người lúc nào cũng đồng tình với các quyết định của cấp trên trong khi các quyết định đó ảnh hướng tới họ. Thường thì trong môi trường làm việc, luôn có nhiều việc khiến bạn bất bình. Tuy nhiên, những người thành công là những người biết giữ im lặng và không phàn nàn cho tới khi chuyện thực sự là vấn đề. Nếu bạn là một nhân viên nhìn chung có thái độ đúng mực, những người khác sẽ chú ý tới bạn nhiều hơn khi bạn đưa ra một mối quan ngại hay lời phàn nàn. Còn nếu bạn luôn có thái độ phản đối, hầu hết mọi người sẽ không còn muốn nghe bạn nói.
7. Sẵn sàng làm việc
Nếu bạn cần phải giành giờ đầu tiên trong ngày để kiểm tra mạng xã hội và cập nhật tình trạng trên Facebook, hãy làm những việc đó trước khi bước chân vào văn phòng. Một khi đã đến cơ quan, bạn cần sẵn sàng để làm việc. Bạn sẽ phá hủy uy tín của mình nếu không bắt đầu ngày làm việc cùng với các đồng nghiệp.
8. Làm công việc của bạn
Điều này nghe qua thì thật dễ. Bạn chỉ cần hoàn thành công việc. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rằng, hoàn thành công việc mới chỉ là một nửa của vấn đề. Những nhân viên xuất sắc luôn tìm ra cách để hoàn thành công việc, ngay cả khi đôi lúc họ phải gạt sang bên những dự án riêng hay những thú giải trí để đạt được mục tiêu lớn.
Các Nội Dung Liên Quan
- 8 kinh nghiệm giúp bạn nhanh kiếm được việc làm (20/01/2018)
- Giúp sinh viên đạt chuẩn đầu ra tiếng Anh (17/01/2018)
- 7 bước chuẩn bị cho buổi phỏng vấn thành công (25/04/2017)
- 6 kỹ năng cần có nếu bạn muốn thăng tiến trong công việc (05/01/2017)
- Ham lương ngàn đô, sinh viên dễ “vướng bẫy” tuyển dụng (20/12/2016)
- 4 bước chuẩn bị giúp sinh viên dễ có việc làm sau tốt nghiệp (06/12/2016)
- 8 dấu hiệu cho thấy nhà tuyển dụng đang chú ý (05/12/2016)
- Để nhanh tìm được việc khi mới ra trường (04/10/2016)
- Kinh nghiệm vàng để xin việc (14/09/2016)
- Kinh nghiệm phỏng vấn qua các giai đoạn (30/08/2016)