Kinh Nghiệm Việc Làm
InVì sao bạn vẫn thất nghiệp?
Cập nhật 01/04/2013 - 08:12:13 AM (GMT+7)Nếu bạn đã tốt nghiệp đại học từ năm ngoái hay nghỉ việc một thời gian mà vẫn chưa tìm được việc mới, đã đến lúc đánh giá lại chiến thuật của bạn.
Dưới đây là 4 nguyên nhân cho sự thất nghiệp kéo dài của bạn và điều bạn nên làm để cải thiện tình hình:
Không hiểu về chính mình
Một trong những điều thường được người tìm người chú tâm tuyệt đối là bản thân quá trình tìm việc. Bạn sa vào hàng đống những việc thực tế như làm thế nào để ứng tuyển cho công việc, nên ứng tuyển online hay nộp hồ trực tiếp… mà không hiểu rõ về bản thân. Bạn có biết mình thực sự giỏi việc gì? Điều gì khiến bạn khác biệt so với những ứng viên khác? Kỹ năng tốt nhất của bạn là gì? Bạn có những thành tích đáng tự hào muốn “khoe” với nhà tuyển dụng? Nếu không có câu trả lời cho những câu hỏi này, bạn đang tìm việc một cách mất phương hướng.
Thay vào đó, hhãy tập trung vào những điều bạn thực sự muốn làm trong công việc tiếp theo, kết nối giữa những điều bạn muốn làm và đã làm tốt trong quá khứ. Một con đường định hướng rõ phương hướng sẽ nhanh chóng tiến tới đích hơn là mò mẫm một cách vô định.
Tìm hiểu qua loa về công ty/ vị trí tuyển dụng
Bạn cần xác định điều mình muốn ở một công việc, sau đó tìm một vài nhà tuyển dụng cần kỹ năng bạn có. Những người tìm việc thành công dành thời gian để nghiên cứu điều nhà tuyển dụng muốn ở họ. Việc viết CV ấn tượng sẽ dễ dàng hơn khi bạn dành thời gian học hỏi về tổ chức nơi bạn muốn làm việc. Thay vì tìm kiếm trên Internet những bản mô tả công việc, xác định một vài công ty bạn biết sẽ phù hợp với mình và tìm hiểu mọi thứ có thể về nó.
Hãy đọc profile của họ trên website, LinkedIn và Facebook, kiểm tra Youtube, và Twitter để tìm ra những chi tiết có thể giúp bạn xác định cách tạo ra bản CV giúp mình nổi bật trong đám đông.
Hời hợt trong việc xây dựng mạng lưới quan hệ
Nhớ rằng: mạng lưới quan hệ không có nghĩa là nhờ ai đó bạn biết giúp đỡ, đó là thể hiện sự chuyên nghiệp và gặp gỡ những người chung sở thích. Hãy tới chỗ những người trong lĩnh vực của bạn thường đến và tham gia vào những cuộc nói chuyện không liên quan gì tới quá trình tìm việc của bạn. Hãy tìm hiểu nhau ở mức độ cá nhân: hỏi về sở thích, gia đình và những điều họ thích làm. Hãy là người lắng nghe và đưa ra những thông tin hữu dụng. Khi mọi người nhận bạn quan tâm tới họ, họ sẽ tự nguyện giúp đỡ bạn.
Không biết cách “PR” bản thân
Hãy tận dụng mạng lưới xã hội để thể hiện sự thông thái của bạn. Chưa bao giờ dễ dàng hơn để thế giới biết tới bạn như hiện nay nhờ sự bùng nổ của các mạng xã hội. Bạn có thể nhấn mạnh kiến thức của mình thông qua những cập nhật thường xuyên trên tài khoản Facebook, Twitter, LinkedIn… của mình. Bạn sẽ bất ngờ trước sức mạnh của mạng xã hội. Điều này đặc biệt hữu khi bạn thất nghiệp.
Khi bạn nỗ lực hoạt động trong một cộng đồng trực tuyến và kết nối với những người khác trong lĩnh vực của mình, bạn xây dựng mạng lưới nhóm người biết tới mình, thích, tin tưởng bạn và làm tăng những cơ hội tiềm năng đến với bạn.
Hãy đón nhận cơ hội và để mọi người tập trung vào bạn, hướng tới một số nhà tuyển dụng và chăm sóc mạng lưới quan hệ cả trực tiếp và trực tuyến, bạn sẽ tìm ra những cơ hội hấp dẫn.
Các Nội Dung Liên Quan
- 8 kinh nghiệm giúp bạn nhanh kiếm được việc làm (20/01/2018)
- Giúp sinh viên đạt chuẩn đầu ra tiếng Anh (17/01/2018)
- 7 bước chuẩn bị cho buổi phỏng vấn thành công (25/04/2017)
- 6 kỹ năng cần có nếu bạn muốn thăng tiến trong công việc (05/01/2017)
- Ham lương ngàn đô, sinh viên dễ “vướng bẫy” tuyển dụng (20/12/2016)
- 4 bước chuẩn bị giúp sinh viên dễ có việc làm sau tốt nghiệp (06/12/2016)
- 8 dấu hiệu cho thấy nhà tuyển dụng đang chú ý (05/12/2016)
- Để nhanh tìm được việc khi mới ra trường (04/10/2016)
- Kinh nghiệm vàng để xin việc (14/09/2016)
- Kinh nghiệm phỏng vấn qua các giai đoạn (30/08/2016)