1

Thay Đổi Lớp Học

In

QUI TRÌNH XỬ LÝ ĐƠN THƯ

Cập nhật 23/01/2018 - 10:42:04 AM (GMT+7)

QUI TRÌNH XỬ LÝ ĐƠN THƯ TRONG NHÀ TRƯỜNG

QUI TRÌNH XỬ LÝ ĐƠN THƯ

Trình tự thực hiện.

Bước 1: Nhận đơn.

Cán bộ tiếp công dân tiếp nhận và vào sổ tiếp nhận đơn thư.

Bước 2: Phân loại và xử lý đơn.

+ Đối với đơn khiếu nại:

* Nếu đơn khiếu nại thuộc thẩm quyền giải quyết và có đủ các điều kiện để giải quyết theo quy định của pháp luật, thì tiếp nhận, thụ lý để giải quyết và gửi thông báo về việc thụ lý giải quyết khiếu nại cho cá nhân hoặc tổ chức chuyển đơn. Trong trường hợp đơn khiếu nại có chữ ký của nhiều người thì hướng dẫn người khiếu nại viết thành đơn riêng để thực hiện việc khiếu nại.Trường hợp đơn không đủ điều kiện thụ lý giải quyết theo quy định tại Điều 11 Luật Khiếu nại năm 2011, thì có văn bản trả lời cho người khiếu nại biết rõ lý do không thụ lý.

* Đối với đơn khiếu nại không thuộc thẩm quyền giải quyết, thì có văn bản hướng dẫn, trả đơn người khiếu nại (phiếu hướng dẫn). Việc hướng dẫn, trả lời chỉ thực hiện một lần đối với một vụ việc khiếu nại; trong trường hợp người khiếu nại gửi kèm các giấy tờ, tài liệu là bản gốc liên quan đến vụ việc khiếu nại thì cơ quan trả lại các giấy tờ, tài liệu đó cho người khiếu nại.

+ Đối với đơn tố cáo:

* Nếu tố cáo thuộc thẩm quyền giải quyết , thì trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được đơn tố cáo, phải kiểm tra, xác minh họ, tên, địa chỉ của người tố cáo và quyết định việc thụ lý hoặc không thụ lý giải quyết tố cáo, đồng thời thông báo cho người tố cáo biết lý do việc không thụ lý, nếu có yêu cầu; trường hợp phải kiểm tra, xác minh tại nhiều địa điểm thì thời hạn kiểm tra, xác minh có thể dài hơn nhưng không quá 15 ngày;

* Nếu tố cáo không thuộc thẩm quyền giải quyết, thì trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn tố cáo, người tiếp nhận phải chuyển đơn tố cáo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thấm quyền giải quyết và thông báo cho người tố cáo, nếu có yêu cầu. Trường hợp người tố cáo đến tố cáo trực tiếp thì người tiếp nhận tố cáo hướng dẫn người tố cáo đến tố cáo với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết.

Nếu xét thấy hành vi bị tố cáo có dấu hiệu tội phạm thì chuyển hồ sơ, tài liệu và những thông tin về vụ việc tố cáo đó cho cơ quan điều tra hoặc Viện kiểm sát có thẩm quyền để xử lý theo quy định của pháp luật.

Trường hợp hành vi bị tố cáo gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, của tập thể, tính mạng, tài sản của công dân thì phải áp dụng biện pháp cần thiết theo thẩm quyền hoặc báo ngay cho cơ quan công an, cơ quan khác có trách nhiệm ngăn chặn kịp thời hành vi vi phạm.

+ Đối với đơn kiến nghị, phản ánh :

* Nếu đơn kiến nghị, phản ánh thuộc thẩm quyền giải quyết thì tiếp nhận và xem xét giải quyết.

* Nếu đơn kiến nghị, phản ánh không thuộc thẩm quyền, thì hướng dẫn công dân đến cơ quan, tổ chức, cá nhân có thấm quyền giải quyết.

- Cách thức thực hiện:

+ Trực tiếp tại trụ sở Ban Thanh tra giáo dục (Số 180 đường Cao lỗ, phường 4, Quận 8, thành phố Hồ Chí Minh);

+ Nhận đơn qua đường bưu điện.

- Thành phần, số lượng hồ sơ:

+ Thành phần hồ sơ giải quyết, gồm:

* Đơn khiếu nại, đơn tố cáo, kiến nghị, phản ánh hoặc văn bản ghi lại nội dung khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh (có xác nhận hoặc điểm chỉ của công dân);

* Giấy ủy quyền;

* Các tài liệu, giấy tờ do người khiếu nại, tố cáo cung cấp (Nếu có).

+ Số lượng hồ sơ: 01 bộ

- Thời hạn giải quyết: Thời hạn xử lý đơn khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền là 10 ngày; thời hạn xử lý đơn khiếu nại, đơn tố cáo không thuộc thẩm quyền là 05 ngày.

- Thời hạn xử lý đơn:

Thời hạn xử lý đơn khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền là 10 ngày; thời hạn xử lý đơn khiếu nại, đơn tố cáo không thuộc thẩm quyền là 05 ngày.

- Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân, tổ chức.

- Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

+ Cơ quan có thẩm quyền giải quyết: Hiệu trưởng

+ Cơ quan trực tiếp thực hiện: Ban Thanh tra GD.

- Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:

+ Quyết định hành chính;

+ Thông báo hay văn bản trả lời.

- Phí, lệ phí: Không.

- Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

+ Đơn khiếu nại (Mẫu số 32 ban hành kèm theo Quyết định số 1131/2008/QĐ-TTCP của Tổng Thanh tra Chính phủ);

+ Giấy ủy quyền khiếu nại trong trường hợp người khiếu nại ủy quyền cho người khác (Mẫu số 41 ban hành kèm theo Quyết định số 1131/2008/QĐ-TTCP của Tổng Thanh tra Chính phủ);

+ Đơn tố cáo (Mẫu số 46 ban hành kèm theo Quyết định số 1131/2008/QĐ-TTCP của Tổng Thanh tra Chính phủ).

- Yêu cầu, điều kiện thực hiện TTHC:

+ Đơn khiếu nại, tố cáo hoặc văn bản ghi lại nội dung đơn khiếu nại, tố cáo phải ghi rõ: ngày, tháng, năm khiếu nại, tố cáo; tên, địa chỉ của người khiếu nại, tố cáo; tên, địa chỉ của cơ quan, tổ chức, cá nhân bị khiếu nại, tố cáo; nội dung, lý do khiếu nại, tố cáo; tài liệu liên quan đến nội dung khiếu nại, tố cáo (nếu có) và yêu cầu giải quyết. Đơn khiếu nại, tố cáo hoặc văn bản ghi lại nội dung đơn khiếu nại, tố cáo phải do người khiếu nại, tố cáo ký tên hoặc điểm chỉ.

+ Việc khiếu nại phải được thực hiện khi thời hiệu khiếu nại chưa hết và đúng theo quy định tại Điều 9 của Luật Khiếu nại năm 2011:

* Thời hiệu khiếu nại là 90 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định hành chính hoặc biết được quyết định hành chính, hành vi hành chính.

* Trường hợp người khiếu nại không thực hiện được quyền khiếu nại theo đúng thời hiệu vì ốm đau, thiên tai, dịch họa, đi công tác, học tập ở nơi xa hoặc vì những trở ngại khách quan khác thì thời gian có trở ngại đó không tính vào thời hiệu khiếu nại.

+ Công dân, cơ quan, tổ chức trình bày trung thực sự việc, cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung khiếu nại, tố cáo của mình và ký tên hoặc điểm chỉ vào biên bản xác nhận những nội dung đã trình bày khi có yêu cầu.

- Căn cứ pháp lý của TTHC:

+ Luật Khiếu nại năm 2011;

+ Luật Tố cáo năm 2011;

+ Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2005;

+ Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của Luật phòng, chống tham nhũng năm 2007;

+ Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của Luật phòng, chống tham nhũng năm 2012;

+ Nghị định số 75/2012/NĐ-CP ngày 03/10/2012 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Khiếu nại;

+ Nghị định số 76/2012/NĐ-CP ngày 03/10/2012 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Tố cáo;

+ Nghị định số 59/2013/NĐ-CP ngày 17/6//2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Phòng, chống tham nhũng;

+ Thông tư số 06/2013/TT-TTCP ngày 30/9/2013 của Thanh tra Chính phủ quy định quy trình về giải quyết tố cáo;

+ Thông tư 07/2013/TT-TTCP ngày 30/10/2013 của Thanh tra Chính phủ quy định quy trình giải quyết khiếu nại hành chính;

+ Quyết định số 1131/2008/QĐ-TTCP ngày 18/6/2008 của Tổng Thanh tra Chính phủ về việc ban hành mẫu văn bản trong hoạt động thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo.


VIDEO CLIPS