-
Tổ Tư Vấn
-
08) 38 505 520
Ext: 106 - 107 -
Địa Chỉ liên lạc:
180 Cao Lỗ, Phường 4, Quận 8, Tp. Hồ Chí Minh
Nhu Cầu Nguồn Nhân Lực
InThị trường lao động mất cân đối
Cập nhật 14/09/2016 - 03:02:33 PM (GMT+7)Thị trường lao động trong 8 tháng năm 2016 cho thấy sự mất cân đối rõ rệt giữa cung và cầu.
Cử nhân, thạc sĩ có nhu cầu tìm việc cao
Trung tâm dự báo nhân lực và thông tin thị trường lao động TP.HCM vừa công bố báo cáo thị trường lao động tháng 8 và nhu cầu nhân lực tháng 9.2016. Theo đó, thống kê thị trường lao động trong tháng 8 tại TP.HCM có đến 49,21% người lao động có trình độ ĐH - sau ĐH có nhu cầu tìm việc. Trong khi trình độ CĐ chiếm 20,5%, trung cấp chiếm 9,20%, công nhân kỹ thuật - sơ cấp nghề chiếm 9% và lực lượng lao động chưa qua đào tạo có nhu cầu tìm việc chiếm 12,09%. Điều này cho thấy tại TP.HCM, lực lượng lao động đang có nhu cầu tìm việc cao chính là cử nhân, thạc sĩ.
Sự mất cân đối thể hiện rõ ràng nhất ở nhu cầu tuyển dụng và nhu cầu tìm việc của người lao động có trình độ ĐH - sau ĐH. Cụ thể, nhu cầu tuyển dụng lao động dạng này là 11,82% trong khi nhu cầu tìm việc lên đến 49,21%. Ở nhóm lao động trình độ CĐ, nhu cầu tuyển dụng là 15,61%, tìm việc là 20,51%.
Ông Trần Anh Tuấn, Phó giám đốc Trung tâm dự báo nhân lực và thông tin thị trường lao động TP.HCM, cho biết số lượng lao động ĐH - sau ĐH ra trường mỗi năm tại TP.HCM khoảng 70.000 người, cộng thêm 20.000 tốt nghiệp hệ vừa học vừa làm, người tốt nghiệp các trường quốc tế, chương trình liên kết, sinh viên mới ra trường từ các tỉnh đến lập nghiệp.
Nhu cầu tìm việc khoảng 100.000 - 120.000 đầu việc/năm trong khi đó nhu cầu tuyển dụng chỉ khoảng 50.000 - 55.000 người/năm.
“Lệch pha” ngành nghề
Thị trường lao động thời gian qua tiếp tục chứng kiến việc lệch cán cân cung - cầu ở các ngành nghề.
Hiện nay ngành kế toán đang lâm vào tình trạng khủng hoảng thừa lao động. Bản tin thị trường lao động quý 2/2016 Bộ LĐ-TB-XH vừa công bố cho thấy nhóm nghề kế toán - kiểm toán có số lượt người tìm việc nhiều nhất (chiếm 16,9%), tiếp đó là quản trị kinh doanh (10,4%) và nhân sự (10%).
Thống kê của Vietnamworks 6 tháng đầu năm cũng cho thấy kế toán là ngành có mức độ cạnh tranh tìm việc cao nhất, với tỷ lệ chọi là 1/92. Tiếp theo đó là xuất - nhập khẩu (1/73), hành chính - văn phòng (1/72)... Nhu cầu tuyển dụng ít hơn nhiều so với nhu cầu tìm việc nên người lao động buộc phải cạnh tranh mạnh mẽ mới tìm được một chỗ làm với ngành nghề này.
Lãnh đạo Bộ LĐ-TB-XH mới đây cũng thừa nhận ngành này đang cung vượt cầu.
Trong khi đó, trong đợt xét tuyển vừa qua, kế toán là một trong những ngành thí sinh lựa chọn nộp hồ sơ nhiều nhất. Tại Trường ĐH Kinh tế - Luật TP.HCM, kế toán cùng một số ngành như kinh tế đối ngoại, quản trị kinh doanh, kiểm toán có điểm chuẩn khá cao (23 - 25,5 điểm). Và đây là ngành duy nhất không xét tuyển nguyện vọng bổ sung. Tình hình tương tự ở Trường ĐH Sài Gòn.
Trái lại, ngành công nghệ thông tin lại đang cần nhiều nhân lực mà nguồn cung không đủ. Theo thống kê của Vietnamworks, ngành này có nhu cầu tuyển dụng cao nhất trong 6 tháng đầu năm. Tuy nhiên, đây không phải là ngành có mức độ cạnh tranh tìm việc cao. Cuối năm 2015, Vietnamworks cũng cho biết trong 3 năm gần đây số lượng công việc của ngành này tăng trung bình 47%/năm nhưng nhân sự chỉ tăng 8%. Nếu tiếp tục như vậy, VN sẽ thiếu hụt 78.000 nhân lực công nghệ thông tin mỗi năm và đến năm 2020 sẽ thiếu đến 500.000, chiếm đến hơn 78% nhân lực mà thị trường cần.
Thống kê của Trung tâm dự báo nhân lực và thông tin thị trường lao động TP.HCM cũng cho thấy 6 tháng đầu năm 2016, nhu cầu nhân lực ngành công nghệ thông tin tăng đến 7,6% so với năm 2015 nhưng nhu cầu tìm việc lại chỉ tập trung ở các ngành như kế toán - kiểm toán (18,04%), hành chính văn phòng (8,30%), kinh doanh - bán hàng (8,14%), kiến trúc - xây dựng (6,43%)...
(Theo Báo Thanh niên)
Các Nội Dung Liên Quan
- 'Khát' nhân sự trong lĩnh vực kinh tế, tài chính, ngân hàng (31/05/2019)
- Việc làm khối ngành kinh tế: Cạnh tranh rất cao nhưng rộng cơ hội (17/01/2018)
- 4 ngành công nghiệp trọng điểm TPHCM thiếu nguồn nhân lực chất lượng cao (06/12/2016)
- hiếu hụt lao động và gợi ý khởi nghiệp (26/09/2016)
- Cơ hội nghề nghiệp trong lĩnh vực công nghệ (22/08/2016)
- Khủng hoảng thừa nhân lực ngành sư phạm (10/12/2015)
- Khó khăn nhiều hơn cơ hội (01/10/2015)
- Giải quyết “mâu thuẫn” giữa nhà tuyển dụng và trường ĐH (18/09/2015)
- Những ngành nghề "HOT" trong năm 2015 (20/08/2015)
- "Đói" nhân lực CNTT, doanh nghiệp phải tự "bò"? (10/08/2015)