Tin Tức Các Báo
InCó gì chung giữa bà mẹ nhặt rác và ông bố tổng giám đốc?
Cập nhật 06/06/2012 - 08:07:15 AM (GMT+7)Người chồng bỏ đi để lại cho bà đứa con gái - tài sản lớn nhất của bà. Mười mấy năm nay, hàng ngày bà vẫn đi nhặt nhạnh các đồ bỏ đi tại bãi rác ở Hóc Môn (TPHCM) để nuôi con ăn học. Thường ngày, cô con gái đi xe buýt đến trường, cách nhà hơn chục cây số.
Những ngày này, bà nghỉ làm, dùng chiếc xe đạp hàng ngày chở đồng nát để đưa con đến trường thi. Sáng nào hai mẹ con cũng xuất phát từ 5 giờ sáng. Sợ con đi xe buýt muộn giờ là một nhẽ, hơn hết bà muốn được đi cùng con, ở bên con trong những ngày mà 12 năm nay mẹ con cùng chờ đợi.
Bà không giấu mong muốn của mình, thi qua tốt nghiệp, con gái bà tiếp tục chinh phục được kỳ thi đại học sắp tới. Dù biết rằng, để thực hiện ước mơ thành bác sĩ của con, trước mắt bà là cả một quãng đường dằng dặc...
Phụ huynh tại TPHCM chờ con trong kỳ thi tốt nghiệp THPT 2012. (Ảnh: Hoài Nam)
Mới đây, khi chuẩn bị chuyến công tác dài ngày bên phương trời Tây, ông chột dạ khi vợ thông báo: “Con anh thi tốt nghiệp lớp 12 đấy, nó không chịu mẹ đưa đi”. Ông quyết định hủy chuyến công tác, gác hết công việc để đưa con đi thi.
Dù ông đã đổi phương tiện hàng ngày là xe bốn bánh sang xe máy để đưa con đi thi nhưng vẫn không che hết được vẻ ngoài sang trọng lẫn chút uy quyền. Thế nhưng, cũng như bất kỳ phụ huynh nào, ông cũng chen chúc giữa trời nắng nóng, cũng không ngừng hướng về phía trường thi nôn nao chờ đợi con làm bài. Rồi khi thấy con cười tươi từ phòng thi đi ra, ông lại thở phào nhẹ nhõm.
Ông dường như đang tìm lại cho mình niềm hạnh phúc khi được chờ đợi trong giây phút trọng đại của con. Dường như ông đang muốn gửi đến điều gì đó trong tâm thức đến với con, với việc học của con mà lâu nay trong vòng xoáy công việc ông đã để quên.
Hai đứa con của người mẹ nhặt rác và ông bố tổng giám đốc nọ mỗi khi rời phòng thi, việc đầu tiên là tìm đến bố mẹ với vẻ tự hào và hãnh diện để bày tỏ cảm xúc buồn vui về bài làm của mình.
Hóa ra giữa họ - hai con người như ở hai thế giới tưởng như rất khác biệt đó - vẫn có những điểm chung.
(Theo Dân Trí)
Các Nội Dung Liên Quan
- Đề nghị Bộ trưởng quy định rõ nội dung dạy học trên truyền hình, trực tuyến (23/03/2020)
- Các đề xuất điều chỉnh thi THPT quốc gia đều có cơ sở (18/03/2020)
- Đâu thể ngưng, nghỉ mãi vì dịch COVID-19 (04/03/2020)
- Lúng túng việc cấp bằng kỹ sư hay cử nhân (04/03/2020)
- Covid-19, lùi lịch thi THPT quốc gia, có ảnh hưởng tới xét tuyển đại học? (04/03/2020)
- Điểm chuẩn 2019: Các trường ĐH công bố khi nào? (06/08/2019)
- Hướng dẫn thay đổi nguyện vọng xét tuyển đại học 2019 (19/07/2019)
- Từ kết quả thi THPT quốc gia 2019: Điểm chuẩn vào đại học sẽ tăng (16/07/2019)
- Điểm chuẩn dự kiến tăng, thí sinh 'chạy đua' điều chỉnh nguyện vọng xét tuyển? (16/07/2019)
- Có gì tại ngày hội tư vấn xét tuyển đại học, cao đẳng 2019? (16/07/2019)