Tin Tức Các Báo
InQuay lưng với Dân lập là giết chết nhiều tri thức chân chính
Cập nhật 27/10/2011 - 10:29:35 AM (GMT+7)Có lẽ không ai nghi ngờ về kỳ vọng của người cầm cân nảy mực ở tỉnh H (xin nêu như vậy) khi ra quyết định khoanh vùng đối tượng tuyển dụng công chức chỉ trong phạm vi hệ đào tạo công lập trong thực trạng nguồn nhân lực hiện nay tương đối dồi dào về số lượng, và đa dạng, phức tạp về chất lượng.
Với việc khoanh vùng đối tượng tuyển chọn là những người tốt nghiệp ĐH hệ công lập chắc hẳn nhà tuyển dụng muốn dựa trên cơ sở “đầu vào” và cơ sở đào tạo nguồn nhân lực này ở hệ công lập có độ tin cậy cao.
Và như vậy, việc căn cứ trên bằng cấp là một điểm tựa những mong tìm kiếm được người có chất lượng tương xứng với bằng cấp đó. Tuy nhiên mong muốn chính đáng này liệu có vững bền trong một xã hội mở, có quá nhiều cách để người ta trang bị bằng cấp cho bản thân?; trong một xã hội có không ít người thành danh, thành đạt, thậm chí trở thành tên tuổi lớn của nhân loại mà không phải xuất thân từ một trường lớp quy chuẩn, chính quy nào.
Và hậu quả, tất nhiên, anh sẽ không thể khai thác được những cây gỗ quý ... vốn dĩ không sẵn có ở trước mặt hay sẵn nhiều cho sự lựa chọn. Cái khó của nhà tuyển dụng, làm thế nào để phát hiện ra tài năng trong những người ít tài năng, nói cách khác, “tìm ngọc trong cát” là đây.
Một căn cứ khác của người tuyển dụng cán bộ công chức khi đưa ra quyết định khoanh vùng đối tượng lựa chọn là do chất lượng một bộ phận cán bộ công chức trên thực tế quá yếu, mà phần nhiều (chắc chắn không thể là con số tuyệt đối) là những người từ hệ đào tạo không chính quy.
Cũng như vậy, một suy nghĩ hết sức phi lý khác lại đổ lỗi cho người học các hệ ngoài công lập đều “giỏi quan hệ” cho nên mới có khả năng tiến thân, dường như họ đang “cướp” công việc, vị trí đáng lẽ ra phải thuộc về người học công lập.... hình như họ quên mất rằng khả năng thích ứng trong xã hội, khả năng giao tế, tạo dựng hoặc sử dụng các mối quan hệ... hiện nay được coi là một trong những chỉ số đánh giá năng lực của một người.
Xã hội ở lĩnh vực nào cũng cần có sự cạnh tranh, miễn đừng làm trái pháp luật. Có lẽ nhiều người trong chúng ta đã quá quen với lối tư duy bao cấp: ăn, học, công việc... cho đến khi phải tự bươn trải, phải cạnh tranh với người khác đã trở nên hụt hơi, không thích nghi được với thực tế.
Lại nói về nhu cầu tuyển dụng người tài, nếu thực sự ở hệ thống giáo dục chính quy đáp ứng được đầy đủ, thiết nghĩ nơi đầu tiên nghĩ đến khoanh vùng đối tượng tuyển dụng phải là các doanh nghiệp ngoài nhà nước.
Và hẳn nhiên là họ cũng sẽ không phân biệt hệ chính quy hay không chính quy trong tuyển dụng nhân lực, vì nó đi ngược với chủ trương “xã hội hoá giáo dục” của nhà nước, xem thường nhu cầu học tập có thực của đông đảo nhân dân, người lao động do những khó khăn, hạn chế nào đó mà không theo được trường lớp chính quy. Phân biệt đối xử đối với các hệ đào tạo là đã vi phạm Luật giáo dục, điều này không thể viện lý do để hợp thức hoá việc làm của mình.
Một điều dễ thấy đối với việc xoay lưng lại với hệ đào tạo tại chức và các trường ĐH dân lập là sẽ giết chết nhu cầu học tập, mong muốn nâng cao trình độ của bộ phận không nhỏ tri thức chân chính. Thậm chí, những trường THPT dân lập cũng sẽ bị ảnh hưởng một cách mạnh mẽ khi tâm lý các bậc phụ huynh, tâm lý các em học sinh trở nên chung chiêng, rơi vào sự hoài nghi.
Chúng ta có thể dùng nhiều cách hợp tình và cả hợp lý để lựa chọn tuyển dụng được nhân tài; cách hay nhiều nơi đã sử dụng và nhận được sự đồng tình ủng hộ của đông đảo dư luận. Nên chăng việc tuyển dụng nhân lực theo kiểu “vơ đũa cả nắm”, phân biệt hệ này hệ nọ để bỏ qua những khác biệt cá nhân, để quên “ngọc” trong “cát”, cần phải được cân nhắc nghiêm chỉnh, từ nhiều khía cạnh, không thể dựa trên một lối tư duy duy ý chí, hay trên những lợi ích cũng chưa thật rõ ràng.
(Theo Giáo Dục việt Nam)
Các Nội Dung Liên Quan
- Đề nghị Bộ trưởng quy định rõ nội dung dạy học trên truyền hình, trực tuyến (23/03/2020)
- Các đề xuất điều chỉnh thi THPT quốc gia đều có cơ sở (18/03/2020)
- Đâu thể ngưng, nghỉ mãi vì dịch COVID-19 (04/03/2020)
- Lúng túng việc cấp bằng kỹ sư hay cử nhân (04/03/2020)
- Covid-19, lùi lịch thi THPT quốc gia, có ảnh hưởng tới xét tuyển đại học? (04/03/2020)
- Điểm chuẩn 2019: Các trường ĐH công bố khi nào? (06/08/2019)
- Hướng dẫn thay đổi nguyện vọng xét tuyển đại học 2019 (19/07/2019)
- Từ kết quả thi THPT quốc gia 2019: Điểm chuẩn vào đại học sẽ tăng (16/07/2019)
- Điểm chuẩn dự kiến tăng, thí sinh 'chạy đua' điều chỉnh nguyện vọng xét tuyển? (16/07/2019)
- Có gì tại ngày hội tư vấn xét tuyển đại học, cao đẳng 2019? (16/07/2019)