Tin Tức Các Báo
InĐóng cửa trường kém chất lượng: Thời cơ đã đến?
Cập nhật 19/10/2011 - 08:26:08 AM (GMT+7)Giải thích về tình trạng ế ẩm không thể tuyển được thí sinh, nhiều trường kêu ca cho rằng, Bộ GD-ĐT quá cứng nhắc về mức điểm sàn. Tuy nhiên theo lãnh đạo Bộ GD-ĐT thì mức điểm sàn đưa ra đủ để cho các trường tuyển đủ chỉ tiêu, còn chuyện thí sinh đạt điểm trên sàn nhưng không đầu đơn vào các trường thì cần đánh giá lại khâu chất lượng của mình.
Kém chất lượng, thí sinh chê
Nếu như những năm trước kia thí sinh chỉ đặt ra mục tiêu là làm thế nào để đặt chân được đến giảng đường ĐH còn ít quan tâm đến đó là trường ra sao thì vài năm trở lại đây nhiều địa phương đổi mới mô hình tuyển dụng nên đòi hỏi thí sinh phải tính toán kỹ càng hơn.
Theo thí sinh Lê Thị Thơm, quê ở Thanh Hóa, thì nếu theo học các trường chưa được xã hội thừa nhận sẽ rất khó để xin việc. Thà rằng không đi học còn hơn là sau khi tốt nghiệp chẳng có đơn vị tuyển dụng nào chấp nhận.
Cùng chung quan điểm với Thơm, thí sinh Duy Quang đến từ Hưng Yên chia sẻ thêm: “Thời đại Internet nên thông tin luôn rộng mở và cũng là cơ hội để thí sinh hiểu rõ hơn các trường. Bên cạnh đó với những chia sẻ của những anh chị đi trước thì bản thân thí sinh cũng đánh giá được vấn đề. Đối với em vào được ĐH là một ước mơ rất lớn nhưng không phải trường nào cũng chọn. Học xong phải tiến đến mục tiêu có việc làm, còn học xong cũng như không thì theo đuổi làm gì?”.
Chuyên viên tuyển sinh của Bộ GD-ĐT từng chia sẻ: “Quan điểm của Bộ là từ nay giao cho các trường tự chủ nhiều hơn, Bộ chỉ quản lý về mặt pháp lý cũng như quy chế. Đơn vị nào làm sai thì xử lý thật mạnh tay. Hiện nay nhận thức của thí sinh khác trước rất nhiều, nếu trường không đào tạo nghiêm túc dù có “hút” kiểu nào thí sinh cũng chẳng mặn mà”.
Thực tế cho thấy, ngay sau khi Bộ GD-ĐT công bố điểm sàn thì khối các trường ngoài công lập đã rầm rộ lên phương án “chữa cháy”. Từ việc đề xuất xin Bộ GD-ĐT đưa ra điểm sàn riêng đối với khối trường này cho đến những cuộc họp “nóng” để gia tăng áp lực. Tuy nhiên không hẳn trường ngoài công lập nào cũng chung quan điểm nhất thống với các “đồng minh” bởi đối với họ thí sinh “chê” nghĩa là trường cần phải cố gắng nhiều hơn.
Một chuyên gia tuyển sinh của văn phòng Bộ GD-ĐT phía Nam đánh giá: "Các trường nên đối mặt thực tế để cải cách nâng cao chất lượng sau đó hút thí sinh là điều cần thiết vào lúc này. Rõ ràng một số trường như ĐH Hoa Sen, ĐH Thăng Long… cũng là cảnh ngoài công lập nhưng dường như họ rất ít “phàn nàn” về việc không tuyển đủ chỉ tiêu bởi họ đã thể hiện được mình".
Đóng cửa các trường ĐH yếu kém!
Theo đánh giá của giới chuyên môn, từ trước đến nay chưa có một trường ĐH nào ở Việt Nam bị đóng cửa hoặc thu hồi quyết định thành lập trường. Sở dĩ Bộ GD-ĐT không thể làm mạnh được việc này bởi vượt phải quyền hạn của họ. Chính vì thế những năm qua nhiều trường “lay lắt” tuyển sinh cho có, thậm chí là sai phạm nhưng biện pháp xử lý mới chỉ dừng lại nhắc nhở, phạt tiền và cao nhất là đình chỉ tuyển sinh.
Trong khi các bên liên quan vẫn còn cái khó trong việc xử lý thì có lẽ người học sẽ là liều thuốc hữu hiệu để trị bệnh cho các trường kém chất lượng. Trường mở ra nhưng không có người đăng ký thì ắt hẳn một lúc nào đó sẽ bị “lụi tàn”.
Chuyên viên tuyển sinh của Bộ GD-ĐT cho biết sẽ siết chặt các quy chế, quy định để chấn chỉnh các trường ĐH, CĐ hiện nay. Trường nào 3 năm liên tiếp không tuyển sinh được sẽ đình chỉ hoặc thậm chí đề xuất để thu hồi quyết định thành lập.
Mặc dù tỏ ra rất mạnh tay trong việc tuyển sinh năm nay nhưng hiện tại Bộ GD-ĐT đang phải đối mặt đối với các hình thức biến tướng dưới sạng chỉ tiêu liên thông, liên kết, đào tạo theo địa chỉ, hệ tại chức... Trên thực tế thì không ít trường ngoài công lập chẳng mặn mà gì với việc tuyển sinh chính quy bởi các hệ không chính quy vẫn thu được “lợi nhuận” nhiều hơn. Chính vì thế chúng ta chỉ cần lướt qua website của các trường ngoài công lập thì không khó để thấy việc thông báo tuyển sinh không chính quy một cách ồ ạt.
Với động thái quyết liệt của Bộ GD-ĐT và sự hậu thuận mạnh mẽ của người học thì câu chuyện đóng cửa các trường ĐH, CĐ kém chất lượng ở Việt Nam chỉ còn là yếu tố thời gian.
(Theo Dân Trí)
Năm học 2011 - 2012, Trường ĐH Công Nghệ Sài Gòn được Bộ Giáo dục & Đào tạo giao chỉ tiêu đào tạo khoảng 3000 sinh viên bậc CĐ, ĐH, liên thông ĐH và THCN. Bằng uy tín và chất lượng của mình, đồng thời được sự thừa nhận của xã hội và sự tin tưởng của phụ huynh, thí sinh kết thúc mùa tuyển sinh Trường đã hoàn thành xuất sắc chỉ tiêu mà Bộ giao cho. |
Thí sinh nộp hồ sơ xét tuyển tại Trường ĐH Công Nghệ Sài Gòn
THPT
Các Nội Dung Liên Quan
- Đề nghị Bộ trưởng quy định rõ nội dung dạy học trên truyền hình, trực tuyến (23/03/2020)
- Các đề xuất điều chỉnh thi THPT quốc gia đều có cơ sở (18/03/2020)
- Đâu thể ngưng, nghỉ mãi vì dịch COVID-19 (04/03/2020)
- Lúng túng việc cấp bằng kỹ sư hay cử nhân (04/03/2020)
- Covid-19, lùi lịch thi THPT quốc gia, có ảnh hưởng tới xét tuyển đại học? (04/03/2020)
- Điểm chuẩn 2019: Các trường ĐH công bố khi nào? (06/08/2019)
- Hướng dẫn thay đổi nguyện vọng xét tuyển đại học 2019 (19/07/2019)
- Từ kết quả thi THPT quốc gia 2019: Điểm chuẩn vào đại học sẽ tăng (16/07/2019)
- Điểm chuẩn dự kiến tăng, thí sinh 'chạy đua' điều chỉnh nguyện vọng xét tuyển? (16/07/2019)
- Có gì tại ngày hội tư vấn xét tuyển đại học, cao đẳng 2019? (16/07/2019)