Tin Tức Các Báo
InĐào tạo theo tín chỉ – Còn rất nhiều bất lợi
Cập nhật 25/02/2011 - 08:07:20 AM (GMT+7)Thực tế, chúng ta chỉ mới sao chép mô hình giáo dục của Mỹ chứ chưa thực sự học tập được chương trình đào tạo ĐH hiện đại của họ.
Để bước vào chương trình học tín chỉ, sinh viên phải ý thức rõ rằng yếu tố tự học là quan trọng nhất, thời lượng chương trình sẽ bị được rút ngắn để sinh viên có thời gian tự nghiên cứu tài liệu.
Tuy nhiên, vì hạn chế thời lượng lên lớp, người dạy sẽ có một quỹ thời gian mở để tiếp xúc, hướng dẫn sinh viên, sẵn sàng giải đáp thắc mắc, trao đổi thêm khi sinh viên cần. Đây là yếu tố rất quan trọng của chương trình đào tạo tín chỉ.
Ở Mỹ, phần lớn trong các trường ĐH tiên tiến, mỗi giảng viên đều có văn phòng riêng để tiếp sinh viên, kết hợp các kênh liên hệ khác như mail, điện thoại…như vậy thì mới đảm bảo quá trình tự học của sinh viên được thúc đẩy, định hướng đúng mức.
Còn ở nước ta, không phải là không có những giảng viên tận tụy, song trên thực tế, thời gian của họ còn bị chi phối bởi những cuộc thỉnh giảng, chạy “show” khắp các trường, các tỉnh thì lấy thời gian đâu giúp sinh viên nghiên cứu. Trong khi đó, các trường ĐH lại không hề có một hệ thống chế tài chặt chẽ nào để giảng viên thực hiện nó nghiêm túc như quá trình đứng lớp. Cuối cùng sinh viên là người chịu thiệt thòi. Bởi không hề ý thức được quyền lợi của mình là được yêu cầu giảng viên hướng dẫn ngoài giờ đứng lớp. Hoặc sinh viên không dám phản ứng tới vì không muốn mất lòng giảng viên. Lý do đơn giản đào tạo tín chỉ là người dạy tự ra đề, tự tổ chức thi và chấm thi.
Ngay ở điểm này cũng bộc lộ ra một sơ hở khác khó tránh khỏi tiêu cực
Sinh viên nước ta vẫn còn rất xa lạ với phương thức học này. Trong khi ở Mỹ, ý thức tự học đã rèn luyện từ thời học sinh. Muốn sinh viên thật sự đầu tư cho học tập, nghiên cứu thì ngoài ý thức tự thân, các chế độ học bổng khuyến khích, thì quy định sàng lọc nghiệt ngã mới là yếu tố quyết định. Trong khi việc dạy, thi, chấm bài đều do giảng viên quyết định toàn bộ thì khó mà hi vọng chất lượng đào tạo được bảo trì đúng mức.
Việc chuyển đổi thang điểm 10 sang thang điểm 4 cũng là một chuyện đáng ngờ. Thực tế cho thấy sinh viên rất dễ dàng đạt mức trung bình trên 3.2 (giỏi), trong khi rất hiếm sinh viên nào đạt được mức 8,0.
Cách thức quy đổi hiện tại là: 8.5 - 10 → 4 (A); 7 – 8.4 → 3 (B); 5.5 – 6.9 → 2 (C); 4 – 5.4 → 1 (D).
Chúng ta thử lập một phép toán sẽ thấy rõ sự khập khiễng này:
Giả sử điểm 5 môn của sinh viên là: 8.5 – 7 – 7 – 8.5 - 8.0 → TB môn: 7,8 xếp loại khá.
Nếu quy đổi ra thang điểm 4: 4 – 3 – 3 - 4 – 3 → TB môn: 3.4/4 (hoặc tương đương 8.5/10) xếp loại giỏi.
Cho nên việc chuyển đổi thang điểm kiểu này sẽ làm xuất hiện số lượng sinh viên đạt loại giỏi, xuất sắc tăng lên đột biến mà không phản ánh đúng thực chất. Đã vậy, một số trường còn có chế độ điểm B+(8 – 8.4), C+(6.5 – 6.9), D+(5.0 – 5.4). Điểm quy đổi B+ = 3.5, C+ = 2.5, D+ = 1.5. Và như vậy điểm của 5 môn trên khi quy đổi lại tăng lên 3.5/4. Từ một sinh viên có mức học khá khi quy đổi có thể gần lên mức xuất sắc (3.6 – 4). Đó là một sự khập khiễng không thể chấp nhận được trong đánh giá giáo dục.
Quá trình sinh viên nghiên cứu, tự học đã không có cơ sở hợp lý, thời lượng chương trình ngắn, dung lượng tri thức thì rút gọn ít ỏi (chỉ có 100 tín chỉ), chế độ thi cử đánh giá lỏng lẻo…Đó là những lỗ hỗng bất cập của đào tạo tín chỉ tại các trường hiện nay.
Để đi đến một chương trình đào tạo ĐH hiện đại, chúng ta không thể rập khuôn kiểu mẫu của người khác trong khi các yếu tố nền căn bản của chương trình đào tạo tín chỉ chưa được chuẩn bị hoàn chỉnh. Do vậy, nếu không có sự chuẩn bị tốt, việc đào tạo tín chỉ tại Việt Nam sẽ mang lại nhiều bất cập như lượng tri thức sinh viên tiếp thu bấp bênh trong khi tỉ lệ tốt nghiệp ĐH loại giỏi, xuất sắc lại nhiều hơn bao giờ hết.
(Theo laodong.com)
Các Nội Dung Liên Quan
- Đề nghị Bộ trưởng quy định rõ nội dung dạy học trên truyền hình, trực tuyến (23/03/2020)
- Các đề xuất điều chỉnh thi THPT quốc gia đều có cơ sở (18/03/2020)
- Đâu thể ngưng, nghỉ mãi vì dịch COVID-19 (04/03/2020)
- Lúng túng việc cấp bằng kỹ sư hay cử nhân (04/03/2020)
- Covid-19, lùi lịch thi THPT quốc gia, có ảnh hưởng tới xét tuyển đại học? (04/03/2020)
- Điểm chuẩn 2019: Các trường ĐH công bố khi nào? (06/08/2019)
- Hướng dẫn thay đổi nguyện vọng xét tuyển đại học 2019 (19/07/2019)
- Từ kết quả thi THPT quốc gia 2019: Điểm chuẩn vào đại học sẽ tăng (16/07/2019)
- Điểm chuẩn dự kiến tăng, thí sinh 'chạy đua' điều chỉnh nguyện vọng xét tuyển? (16/07/2019)
- Có gì tại ngày hội tư vấn xét tuyển đại học, cao đẳng 2019? (16/07/2019)