Tin Tức Các Báo
InGiải thưởng Bảo Sơn
Cập nhật 30/11/2010 - 02:57:50 PM (GMT+7)
Tải cách thức tham dự và đơn đăng ký tham gia tại đây
QUY CHẾ GIẢI THƯỞNG BẢO SƠN
Điều 1. Giới thiệu Giải thưởng Bảo Sơn
Giải thưởng Bảo Sơn là giải thưởng thuộc hệ thống giải thưởng doanh nghiệp - doanh nhân do Tập đoàn Bảo Sơn bảo trợ dành trao tặng cho các công trình (nhóm công trình) khoa học xuất sắc có giá trị khoa học và thực tiễn, mang tính ứng dụng cao, có đóng góp nổi bật vào sự nghiệp phát triển của đất nước. Hàng năm có 05 giải thưởng trong các lĩnh vực xóa đói giảm nghèo, sự nghiệp phát triển bền vững, giáo dục đào tạo nguồn nhân lực cho đất nước, văn học nghệ thuật và y học.
Điều 2. Mục đích
2.1.Tôn vinh các cá nhân, các nhà khoa học và các cộng sự chủ trì các công trình khoa học có giá trị khoa học và thực tiễn, có tính ứng dụng cao, góp phần tích cực vào việc thúc đẩy sự phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội và con người Việt Nam.
2.2.Góp phần quảng bá và phổ biến các công trình khoa học và khuyến khích việc ứng dụng kết quả nghiên cứu vào thực tiễn.
Điều 3. Nguyên tắc
3.1. Giải thưởng Bảo Sơn được tổ chức và xét trao tặng hằng năm. Mỗi cá nhân hoặc nhóm cá nhân chỉ được nhận giải thưởng Bảo Sơn một lần trong năm cho một công trình.
3.2. Các công trình nghiên cứu khoa học đã đạt các giải thưởng trong Hệ thống giải thưởng khoa học - công nghệ cấp Nhà Nước và giải thưởng được tổ chức bởi các Hiệp hội Trung ương không được đăng ký tham dự Giải thưởng Bảo Sơn.
3.3. Các công trình khoa học - công nghệ đã được trao Giải thưởng Bảo Sơn, nếu không có gì trở ngại, có thể đăng ký đề nghị để được xét trao các giải thưởng khác.
3.4. Việc xét tặng Giải thưởng Bảo Sơn được thực hiện theo đúng đối tượng, tiêu chuẩn, quy trình, thủ tục được nêu trong Quy chế này; đảm bảo tính công khai, dân chủ và minh bạch.
Điều 4.Đơn vị tổ chức và Cơ quan thường trực
4.1. Đơn vị tổ chức: Quỹ Bảo Sơn và Tập đoàn Bảo Sơn
4.1.1. Quỹ Bảo Sơn và Tập đoàn Bảo Sơn là chủ thể của Giải thưởng, thành lập Giải thưởng, chịu trách nhiệm đài thọ kinh phí cho Giải thưởng, ban hành Quy chế về Giải thưởng và các hướng dẫn cụ thể để thực hiện quy chế đó, ra quyết định thành lập Hội đồng xét giải thưởng (sơ khảo và chung khảo), ra quyết định công nhận Giải thưởng hằng năm trên cơ sở đề xuất của Hội đồng xét giải thưởng và đề nghị của Cơ quan thường trực.
4.1.2. Quỹ Bảo Sơn và Tập đoàn Bảo Sơn có quyền được sử dụng danh tiếng của các công trình được trao Giải thưởng Bảo Sơn và tên tuổi, hình ảnh của các nhà khoa học được nhận Giải thưởng Bảo Sơn vào việc quảng bá uy tín và thương hiệu của Tập đoàn.
4.1.3. Để tổ chức và duy trì Giải thưởng, Quỹ Bảo Sơn và Tập đoàn Bảo Sơn có quyền ký hợp đồng ủy thác công việc tổ chức, điều hành Giải thưởng với một cơ quan gọi là Cơ quan thường trực. Tập đoàn Bảo Sơn có quyền ký kết thỏa thuận với các đối tác trong và ngoài nước để hợp tác cùng duy trì và phát triển giải thưởng. Những thỏa thuận này phải đảm bảo không trái với pháp luật hiện hành của nước CHXHCN Việt Nam.
4.1.4. Quỹ Bảo Sơn và Tập đoàn Bảo Sơn là chủ thể chính chịu trách nhiệm pháp lý về các vấn đề liên quan đến việc thành lập và điều hành giải thưởng.
4.2. Cơ quan thường trực: Quỹ Bảo Sơn và Tập đoàn Bảo Sơn giao Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội làm cơ quan Thường trực giải thưởng Bảo Sơn trong nhiệm kỳ 5 năm kể từ năm 2010 Sau năm thứ tư nếu không có quyết định khác của Chủ tịch Tâp đoàn thì trường tiếp tục là Cơ quan thường trực nhiệm kỳ tiếp theo.
Với tư cách là Cơ quan thường trực của Giải thưởng Bảo Sơn, Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội có trách nhiệm như sau:
4.2.1. Xây dựng và đề xuất kế hoạch tổ chức giải thưởng hằng năm, trình để Chủ tịch Tập đoàn Bảo Sơn phê duyệt;
4.2.2. Ra thông báo hướng dẫn đăng ký, xét tuyển Giải thưởng hằng năm;
4.2.3. Thành lập các Hội đồng sơ khảo và chung khảo trình Chủ tịch Quỹ quyết định tổ chức nhận các công trình dự xét tuyển, tổ chức thẩm định, lấy ý kiến nhận xét, tổ chức các phiên họp hội đồng xét tuyển;
4.2.4. Cùng với Hội đồng chung khảo tổng hợp kết quả xét tuyển, trình để Chủ tịch Quỹ Bảo Sơn và Chủ tịch Tập đoàn Bảo Sơn ra quyết định công nhận các công trình được nhận Giải thưởng Bảo Sơn hằng năm;
4.2.5. Quản lý Giải thưởng Bảo Sơn về các mặt: tài chính, hành chính, thương hiệu.
Chương II : ĐỐI TƯỢNG, SẢN PHẨM, HÌNH THỨC VÀ QUYỀN LỢI GIẢI THƯỞNG
Điều 5. Đối tượng xét tặng
Mọi cá nhân hoặc nhóm cá nhân là người Việt Nam ở trong và ngoài nước, không phân biệt tuổi tác, ngành nghề, tôn giáo, giới tính, có các công trình khoa học - công nghệ phù hợp với các tiêu chí của Giải thưởng Bảo Sơn đều có quyền đăng ký để được tham dự xét tuyển Giải thưởng Bảo Sơn.
Điều 6. Sản phẩm tham dự
Các công trình, nhóm công trình khoa học – công nghệ của các cá nhân hoặc tập thể nhà khoa học trong ba lĩnh vực sau đây được quyền tham gia đăng ký xét tuyển: Phát triển bền vững; Xoá đói giảm nghèo; Giáo dục, đào tạo, phát triển nhân tài cho đất nước Việt Nam; Văn học nghệ thuật và Y học
Điều 7. Hình thức cơ cấu Giải thưởg
7.1. Mỗi giải thưởng bao gồm ba thành phần sau: Cúp Giải thưởng Bảo Sơn, Giấy chứng nhận Giải thưởng Bảo Sơn, và tiền mặt được Chủ tịch Quỹ Bảo Sơn quy định hằng năm theo đề xuất của Cơ quan thường trực.
7.2. Hằng năm Giải thưởng Bảo Sơn xét trao giải thưởng cho các công trình khoa học xuất sắc do các cá nhân, các nhà khoa học hoặc các cộng sự chủ trì thuộc năm lĩnh vực đã nói ở trên một lần. Đây là năm giải thưởng đồng hạng, có giá trị ngang nhau. Riêng năm 2010 chỉ có ba giải thưởng, từ năm 2011 trở về sau sẽ có năm giải thưởng hàng năm.
Điều 8. Quyền lợi của người được nhận Giải thưởng
8.1. Được hỗ trợ trong việc quảng bá, phổ biến kết quả nghiên cứu;
8.2. Được mời tham dự các hoạt động khoa học – công nghệ và tuyên truyền quan trọng có liên quan đến lĩnh vực được nhận giải thưởng do Quỹ Bảo Sơn và Tập đoàn Bảo Sơn và Trường Đại học Kinh tế, ĐHQG HN tổ chức.
8.3. Được giới thiệu và hỗ trợ tham gia các giải thưởng quốc gia, quốc tế có liên quan đến lĩnh vực được nhận giải thưởng.
8.4. Được hưởng các quyền lợi khác của các cơ quan nhà nước quy định (nếu có).
CHƯƠNG III : QUY TRÌNH VÀ HỘI ĐỒNG XÉT TUYỂN GIẢI THƯỞNG
Điều 9. Quy trình xét tuyển Giải thưởng
9.1. Quy trình xét tuyển Giải thưởng gồm 3 bước: Đề cử và đăng ký tham dự; Bình chọn sơ khảo; Bình chọn chung khảo.
9.1.1. Đề cử và đăng ký tham dự
a. Mỗi công trình / nhóm công trình đăng ký xét tuyển Giải thưởng Bảo Sơn cần được ít nhất hai chuyên gia đầu ngành là người Việt Nam hoặc người nước ngoài thuộc lĩnh vực chuyên môn có liên quan giới thiệu bằng Thư giới thiệu gửi đến Cơ quan thường trực Giải thưởng.
b. Nếu tác giả / nhóm tác giả của các công trình dự tuyển đang làm việc tại các cơ quan, tổ chức khoa học – công nghệ thì cần có thêm sự giới thiệu và xác nhận của cơ quan, tổ chức đó.
9.1.2. Xét tuyển sơ khảo
a. Cơ quan thường trực Giải thưởng nghiên cứu các hồ sơ đăng ký, căn cứ Quy chế và các tiêu chí xét tuyển của từng loại giải thưởng để chọn ra những hồ sơ hợp lệ trình Hội đồng xét tuyển xem xét.
b. Hội đồng xét tuyển giải thưởng thành lập Tổ Chuyên gia tư vấn (là các nhà khoa học chuyên ngành, am hiểu sâu các lĩnh vực đăng ký xét giải thưởng) để giúp Hội đồng trong công việc bình chọn các công trình đã đăng ký và đề cử các công trình xuất sắc nhất để đưa vào xét ở vòng chung khảo.
c. Tùy theo điều kiện cụ thể, Hội đồng bình chọn có thể tổ chức khảo sát, thẩm định thực tế các đối tượng đã được bình chọn vào vòng sơ khảo để lấy thêm thông tin phục vụ cho vòng bình chọn chung khảo.
9.1.3. Xét tuyển chung khảo giải thưởng
a. Hội đồng xét tuyển giải thưởng Bảo Sơn có nhiệm vụ tổ chức bình chọn chung khảo các công trình đã qua vòng sơ khảo để chọn ra các công trình tiêu biểu, xuất sắc. Hội đồng làm việc theo Quy chế do Thường trực giải thưởng đề xuất được Chủ tịch phê duyệt
b. Quyết định của Hội đồng xét tuyển được Chủ tịch phê duyệt là quyết định cuối cùng làm căn cứ để trao Giải thưởng.
Điều 10. Hồ sơ đề nghị xét tặng Giải thưởng Bảo Sơn
Hồ sơ mỗi bộ gồm:
a. Lý lịch khoa học của tác giả / các tác giả (có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền)
b. Đơn đăng ký xin tham gia dự tuyển Giải thưởng (theo mẫu)
c. Bản tóm tắt giới thiệu công trình (không quá 20 trang), trong đó thuyết minh rõ giá
trị học thuật và giá trị thực tiễn nổi bật của công trình.
d. Bản gốc toàn văn công trình và các sản phẩm (nếu có) (đối với các công trình khoa
học cơ bản, nếu công trình đã được tái bản nhiều lần thì phải nộp bản in lần đầu và lần mới nhất) hoặc bộ hồ sơ công trình (đối với các công trình thuộc lĩnh vực ứng dụng, nghiên cứu triển khai).
e. Nếu công trình đã từng được đánh giá bởi các hội đồng khoa học, tác giả / nhóm
tác giả cần cung cấp cho Cơ quan thường trực Giải thưởng bản gốc các nhận xét, đánh giá của hội đồng khoa học đó. Nếu là bản sao phải có xác nhận của cơ quan chủ quản hoặc xác nhận của công chứng nhà nước. Các ý kiến nhận xét nói trên chỉ có ý nghĩa tham khảo trong quá trình xét duyệt Giải thưởng.
f. Các tài liệu khác: Bằng sáng chế, sở hữu trí tuệ; Xác nhận, nhận xét, đánh giá của
các đơn vị áp dụng công trình về hiệu quả đạt được do việc áp dụng đó mang lại.
Điều 11. Thành phần Hội đồng xét tuyển Giải thưởng Bảo Sơn
11.1. Chủ tịch Hội đồng: Ông Nguyễn Trường Sơn, Chủ tịch Quỹ Bảo Sơn kiêm Chủ tịch Tập đoàn Bảo Sơn. Chủ tịch Hội đồng chủ tọa và điều khiển các phiên họp của Hội đồng. Chủ tịch Hội đồng chỉ định các chuyên gia thẩm định đối với từng công trình trên cơ sở đề xuất của Cơ quan thường trực.
11.2. Đại diện lãnh đạo Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội;
11.3. Đại diện một số Bộ, ngành có liên quan đến lĩnh vực xét tuyển Giải thưởng;
11.4. Đại diện một số viện nghiên cứu, trường đại học hàng đầu Việt Nam do Thường trực giải thưởng đề xuất;
11.5. Một số nhà khoa học nổi tiếng trong ba lĩnh vực nói trên do Thường trực giải thưởng đề xuất;
11.6. Hội đồng có số lượng không quá 15 người và không ít hơn 9 người. Phiên họp Hội đồng chỉ được tiến hành khi có ít nhất 2/3 số ủy viên hội đồng được triệu tập có mặt. Trong trường hợp đặc biệt Chủ tịch Hội đồng có thể chỉ định một ủy viên khác thay mặt Chủ tịch Hội đồng điều khiển các phiên họp của Hội đồng. Thư ký của Hội đồng do Cơ quan thường trực cử và không phải là ủy viên Hội đồng;
11.7. Kinh phí hoạt động của Hội đồng do Quỹ Bảo Sơn đài thọ.
CHƯƠNG IV : TIÊU CHÍ CHUNG XÉT TẶNG GIẢI THƯỞNG
Điều 12. Tiêu chí chung xét tặng giải thưởng
Việc đánh giá các công trình khoa học dự tuyển sẽ dựa trên các tiêu chí cơ bản sau:
12.1. Các công trình khoa học – công nghệ xuất sắc, không vi phạm luật pháp Việt Nam và các công ước, điều ước quốc tế về bảo hộ quyền tác giả và sở hữu trí tuệ.
12.2. Các công trình khoa học – công nghệ có giá trị học thuật cao, thể hiện rõ tính mới, tính sáng tạo. Điều này phải được thuyết minh rõ ràng trong hồ sơ đăng ký của tác giả / nhóm tác giả và được xác nhận bởi những chuyên gia trong lĩnh vực có liên quan. Đồng thời, kết quả nghiên cứu phải được thể hiện thông qua một trong những hình thức như: bài báo đăng trên tạp chí chuyên ngành trong và ngoài nước có uy tín cao, có chỉ số trích dẫn cao, đặc biệt các tạp chí quốc tế được kiểm định, sách do một nhà xuất bản có uy tín ấn hành, patent hoặc các chứng nhận khác có thẩm quyền vv...
12.3. Các công trình khoa học – công nghệ có tính ứng dụng cao, hướng tới việc trực tiếp giải quyết các vấn đề do thực tiễn phát triển kinh tế, xã hội, văn hóa và con người của Việt Nam đặt ra, phù hợp với thực tiễn Việt Nam, đã được áp dụng rộng rãi, đem lại giá trị kinh tế, văn hóa, xã hội, văn hóa cho Việt Nam, đồng thời đơn giản trong sử dụng và dễ dàng triển khai.
CHƯƠNG V : THỜI HẠN NHẬN HỒ SƠ, XÉT DUYỆT VÀ TRAO GIẢI THƯỞNG
Điều 13. Thời gian nộp hồ sơ và thực hiện xét tặng Giải thưởng và trao Giải thưởng
13.1. Các cá nhânnộp hồ sơ đăng ký xét tặng Giải thưởng Bảo Sơn cho Cơ quan thường trực từ ngày 30/9 đến hết ngày 30/12 hàng năm.
13.2. Công tác chấm giải từ ngày 05/01 đến ngày 05/03 năm tiếp theo.
13.3. Tập đoàn Bảo Sơn có trách nhiệm tổ chức Lễ trao Giải thưởng Bảo Sơn hằng năm. Thời gian trao giải thưởng sẽ được Chủ tịch Quỹ Bảo Sơn quyết định và thông báo trên các phương tiện truyền thông đại chúng 1 tháng trước Lễ trao giải.
CHƯƠNG VI : XỬ LÝ VI PHẠM VỀ XÉT TẶNG GIẢI THƯỞNG
Điều 14. Xử lý vi phạm về xét tặng Giải thưởng
14.1. Khi khai hồ sơ, các cá nhân bám sát các tiêu chí cơ bản được quy định ở trên để cung cấp đầy đủ, chính xác các nội dung thông tin phục vụ cho việc xét tuyển. Cá nhân chịu toàn bộ trách nhiệm về tính trung thực của thông tin nêu trong hồ sơ. Các ứng cử viên phải cam kết và chịu trách nhiệm pháp lý về tính đúng đắn của hồ sơ. Nếu phát hiện các thông tin không trung thực, vi phạm Quy chế, Hội đồng xét tuyển Giải thưởng có quyền loại bỏ hồ sơ hoặc thu hồi Giải thưởng (nếu đã bình chọn và trao giải).
14.2. Các tiêu chí bình chọn là cơ sở để các thành viên Hội đồng xét tuyển đánh giá và đề nghị trao giải thưởng phù hợp. Kết quả xét tuyển được xác định thông qua việc bỏ phiếu kín của Hội đồng.
14.3. Các ý kiến khiếu nại, phản hồi, góp ý đối với Giải thưởng đề nghị gửi về Cơ quan thường trực Giải thưởng. Cơ quan thường trực chịu trách nhiệm tập hợp, báo cáo Chủ tịch Hội đồng để xem xét giải quyết.
Điều 15. Thực hiện và sửa đổi Quy chế
15.1. Quy chế này có hiệu lực kể từ ngày ký.
15.2. Căn cứ Quy chế, Cơ quan thường trực ban hành hướng dẫn cụ thể hằng năm của Giải thưởng.
15.3. Việc sửa đổi Quy chế chỉ được xem xét và phê duyệt bởi Chủ tịch Quỹ Bảo Sơn kiêm Chủ tịch Tập đoàn Bảo Sơn.
Hà Nội, ngày 10 tháng 10 năm 2010
Chủ tịch Quỹ Bảo Sơn
( đã ký)
Nguyễn Trường Sơn
Các Nội Dung Liên Quan
- Đề nghị Bộ trưởng quy định rõ nội dung dạy học trên truyền hình, trực tuyến (23/03/2020)
- Các đề xuất điều chỉnh thi THPT quốc gia đều có cơ sở (18/03/2020)
- Đâu thể ngưng, nghỉ mãi vì dịch COVID-19 (04/03/2020)
- Lúng túng việc cấp bằng kỹ sư hay cử nhân (04/03/2020)
- Covid-19, lùi lịch thi THPT quốc gia, có ảnh hưởng tới xét tuyển đại học? (04/03/2020)
- Điểm chuẩn 2019: Các trường ĐH công bố khi nào? (06/08/2019)
- Hướng dẫn thay đổi nguyện vọng xét tuyển đại học 2019 (19/07/2019)
- Từ kết quả thi THPT quốc gia 2019: Điểm chuẩn vào đại học sẽ tăng (16/07/2019)
- Điểm chuẩn dự kiến tăng, thí sinh 'chạy đua' điều chỉnh nguyện vọng xét tuyển? (16/07/2019)
- Có gì tại ngày hội tư vấn xét tuyển đại học, cao đẳng 2019? (16/07/2019)