1

Tin Tức Các Báo

In

Nghề giáo nhàn hạ nhất?!

Cập nhật 18/11/2010 - 09:39:02 AM (GMT+7)
Có lần, trong chương trình Chung sức trên đài truyền hình, câu hỏi đưa ra: “Nghề nào nhàn hạ nhất?”. Đáp án được nhiều người đồng tình: “Đó là nghề giáo”.
Nhiều năm theo nghề dạy học, ngẫm lại thấy nghề giáo có vẻ nhàn thật. Thì đấy, nghỉ Tết lâu hơn người ta (từ ngày đưa ông Táo đến qua ngày đưa ông bà). Nhà giáo còn có nghỉ hè (nếu trừ hao học chuyên môn, coi thi, chấm thi, học chính trị... thì cũng còn hơn một tháng), trong khi những ngành nghề khác quanh năm chỉ 3 ngày Tết, hơn 10 ngày phép. Nhà giáo còn có ngày 20-11 để cả xã hội tôn vinh...
 
Nhưng quả thật là có theo nghề mới hiểu khó khăn của nghề. Có buổi đứng lớp 5 tiết thì thầy cô nào khỏe lắm cũng trụ đến tiết thứ 3 là bắt đầu hoa mắt, khản giọng, tức ngực... Là giáo viên các môn tự nhiên còn đỡ chứ dạy các môn văn, sử thì xỉu như chơi. Có lúc giáo viên phải đứng lớp 10 tiết/ngày, thật oải. Nếu là trường chuyên, lớp chọn, học sinh “đầu vào” ngoan và giỏi thì giáo viên đỡ mệt. Ngược lại, giáo viên phải vừa giảng bài vừa hao hơi rát cổ để đối phó với không ít học sinh cá biệt, vào lớp không học mà chỉ để... quậy. Giảng trên lớp mệt mỏi, những mong về nhà lăn ra giường để ngủ nhưng làm sao mà ngủ được vì còn phải thức để soạn giáo án, chuẩn bị thao giảng, chấm bài, chưa kể ai may mắn dạy môn có thể dạy thêm được thì phải “cày ải” để bù đắp phần lương quá “hẻo”. Thầy cô nào dạy các môn phụ có mời cũng không ai học thêm thì đành chấp nhận loay hoay cả đời với bao khó khăn.
 
Nghỉ Tết thì nhiều thời gian thật đấy nhưng trong khi các ngành nghề khác có khoản tiền thưởng vài triệu đồng, nơi vài chục triệu đồng hoặc nhiều hơn thì giáo viên có nơi muốn khóc vì tiền thưởng không đủ cái vé xe về thăm cha mẹ; còn giáo viên ở vùng sâu, vùng xa chỉ có gói trà, ký lô đường... Thỉnh thoảng trên những con đường quanh co của cuộc đời, chợt nghe tiếng gọi: “Cô ơi, thầy ơi...”, tự nhiên thấy lòng nhẹ nhõm, thanh thản. Nhìn lại thấy một học sinh cũ từng nghịch ngợm, quậy phá nay thành đạt, nên người. Thầy trò gặp nhau bao điều lưu luyến. Thế rồi kỷ niệm xưa ùa về, thầy trò cùng nhau nhắc lại những buổi học, những cảm thông và rồi được nghe học sinh nói lời xúc động: “Em nhớ thầy cô lắm...”.
 

Nghề giáo của tôi khổ thế nhưng ai đã lỡ yêu đều không thể bỏ cho dù phải lên tận núi cao, ra đảo xa hay phải lên lớp khi trong lòng còn nhiều tâm trạng.

(Theo NLĐ)

Các Nội Dung Liên Quan


Một Số Hình Ảnh

Xem Tất Cả

VIDEO CLIPS

photo-178
photo-106
photo-99
photo-100
photo-101
photo-76

Thông Tin