1

Tin Tức Các Báo

In

Chủ động triển khai Kỳ thi tốt nghiệp THPT quốc gia

Cập nhật 14/10/2014 - 08:07:39 AM (GMT+7)

Bên cạnh tuyên truyền để cơ sở, học sinh và cha mẹ học sinh nắm được những thông tin quan trọng về Kỳ thi tốt nghiệp THPT quốc gia, các Sở GD&ĐT đang khẩn trương thực hiện hàng loạt các công việc chuẩn bị, hướng tới Kỳ thi THPT quốc gia 2015 thành công.

Hà Tĩnh: Chuẩn bị sớm, đầy đủ các điều kiện để tổ chức tốt Kỳ thi THPT quốc gia

Ông Trần Trung Dũng - Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Tĩnh cho biết: Nhiệm vụ quan trọng trong công tác khảo thí của Sở GD&ĐT Hà Tĩnh năm học 2014 - 2015 là triển khai thực hiện Quyết định số 3538/QĐ-BGDĐT về việc phê duyệt phương án đổi mới thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh đại học, cao đẳng từ năm 2015;

Tổ chức tốt kỳ thi THPT quốc gia năm 2015 để xét công nhận tốt nghiệp THPT và làm căn cứ cho các cơ sở giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp sử dụng trong tuyển sinh.

Cụ thể, bên cạnh việc tăng cường tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức cho cán bộ, giáo viên, học sinh, học viên và toàn xã hội về kỳ thi, Sở GD&ĐT Hà Tĩnh sẽ tổ chức tổng kết, rút kinh nghiệm các kỳ thi năm học 2013 - 2014; trên cơ sở đó, đề xuất các giải pháp thực tế, khả thi để tổ chức tốt các kỳ thi năm học 2014 - 2015 đảm bảo an toàn, nghiêm túc, đúng quy chế.

Nắm vững các văn bản qui phạm pháp luật về thi, đặc biệt là quy chế Kỳ thi THPT quốc gia, các văn bản hướng dẫn tổ chức thi và các văn bản liên quan khác; xây dựng kế hoạch các kỳ thi năm học 2014 - 2015; ban hành kịp thời các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn thi;

Sở cũng tổ chức hội thảo, tập huấn về công tác đề thi, công tác coi thi, chấm thi, phần mềm quản lý thi để cán bộ, giáo viên nắm vững các quy định của quy chế, thực hiện tốt các khâu của kỳ thi; tăng cường công tác tổ chức, cải tiến ra đề thi, nâng cao chất lượng các đề thi cho các kỳ thi;

Chuẩn bị tốt các điều kiện để thực hiện việc in sao đề thi cho các kỳ thi an toàn, chính xác, bảo mật và tổ chức coi thi, chấm thi, phúc khảo, đảm bảo chính xác, khách quan và công bằng.

Cùng với việc tổ chức cho người học của các cơ sở giáo dục phổ thông và thí sinh tự do đăng ký dự thi, chuyển dữ liệu dự thi về Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT Hà Tĩnh sẽ phối hợp cùng với các trường đại học tổ chức coi thi, chấm thi; xét công nhận tốt nghiệp cho thí sinh.

Bên cạnh đó, chủ trì cụm thi địa phương (nếu có) dành cho thí sinh đăng ký dự thi chỉ để xét công nhận tốt nghiệp THPT, không lấy kết quả thi để tham gia tuyển sinh vào các trường đại học, cao đẳng.

Sở đồng thời đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, chỉ đạo và tổ chức thi; thực hiện nghiêm túc chế độ thông tin, báo cáo để đảm bảo kết nối thông tin thông suốt, chính xác, kịp thời phục vụ công tác tổ chức thi.

Hà Giang: Kiên quyết không để học sinh chưa đủ trình độ lớp 12 dự Kỳ thi THPT Quốc gia

Sở GD&ĐT Hà Giang đã lên kế hoạch chuẩn bị cho Kỳ thi THPT Quốc gia. Trong đó, kiên quyết không để học sinh chưa đủ trình độ lớp 12, không hoàn thành chương trình giáo dục THPT dự thi kỳ thi này.

Sở GD&ĐT Hà Giang sẽ chủ động xây dựng và thực hiện phương án tổ chức coi thi, chấm thi tốt nghiệp THPT theo chỉ đạo của Bộ GD&ĐT phù hợp với điều kiện thực tiễn trên địa bàn tỉnh.

Cùng với việc quán triệt, phổ biến phương án thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh ĐH, CĐ từ năm 2015, Sở GD&ĐT Hà Giang cũng cho phép các đơn vị có thể tổ chức thi thử tốt nghiệp THPT cho học sinh khi có nhu cầu; đồng thời, tổ chức cho người học và thí sinh đăng ký dự thi, chuyển cơ sở dữ liệu về Sở GD&ĐT trước ngày 30/1/2015.

Cùng với đó, đăng ký dự thi Kỳ thi THPT Quốc gia và tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2015 tại cụm thi do trường đại học chủ trì, ngoài 4 môn thi tối thiểu xét tốt nghiệp THPT, học sinh còn có thể đăng ký thêm các môn khác trong số các môn tự chọn theo tổ hợp môn thi (3 môn theo chuyên ngành đào tạo của từng trường đại học công bố vào ngày 15/10 tới) để xét tuyển vào đại học, cao đẳng.

Tổ chức đăng ký dự thi THPT quốc gia và tuyển sinh đại học, cao đẳng tại cụm thi địa phương. Với cụm thi này, chỉ đăng ký 4 môn tối thiểu (3 môn thi bắt buộc và 1 môn thi tự chọn) để xét tốt nghiệp THPT.

Sở cũng lên kế hoạch tổ chức tập huấn nghiệp vụ thi cho cán bộ quản lý, cán bộ, giáo viên để đảm bảo nắm vững quy chế, quy định và thực sự trung thực, nghiêm minh, công bằng, khách quan trong thi cử, kiểm tra, đánh giá; đảm bảo cán bộ, giáo viên đủ năng lực tham gia các khâu trong kỳ thi tốt nghiệp THPT quốc gia; đồng thời, đảm bảo tăng cường sự phối hợp giữa các cấp, các ngành, các trường đại học với ngành GD&ĐT trong các khâu tổ chức thi.

 

Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ khảo thí và kiểm định chất lượng giáo dục năm học 2014 - 2015 ghi rõ: 

 

Đối với Kỳ thi THPT quốc gia, triển khai thực hiện Quyết định 3538 của Bộ GD&ĐT về việc phê duyệt phương án đổi mới thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh đại học, cao đẳng từ năm 2015;

 

Tổ chức tốt Kỳ thi THPT quốc gia năm 2015 để xét công nhận tốt nghiệp THPT và làm căn cứ cho các cơ sở giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp sử dụng trong tuyển sinh, cụ thể:

 

Tăng cường tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức cho cán bộ, giáo viên, học sinh, học viên và toàn xã hội về kỳ thi;

 

Thực hiện tổng kết, đánh giá và tổ chức rút kinh nghiệm đối với những đối với những hạn chế của Kỳ thi THPT năm 2014; trên cơ sở đó, đề xuất các giải pháp thực tế, khả thi để tổ chức Kỳ thi THPT quốc gia năm 2015 đảm bảo an toàn, nghiêm túc, đúng quy chế;

 

Xây dựng quy chế Kỳ thi THPT quốc gia; ban hành kịp thời các văn bản hướng dẫn tổ chức thi và các văn bản liên quan khác;

 

Tổ chức hội thảo, tập huấn về công tác đề thi, công tác coi thi, chấm thi, phần mềm quản lý thi để cán bộ, giáo viên nắm vững quy định của quy chế, thực hiện tốt các khâu của kỳ thi;

 

Tiếp tục xây dựng ngân hàng câu hỏi thi, ma trận đề thi, đề minh họa theo hướng đánh giá năng lực, tăng dần các câu hỏi vận dụng, câu hỏi mở ở cả 4 mức độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao;

 

Chuẩn bị sớm, đầy đủ các điều kiện để tổ chức tốt kỳ thi, đồng thời, có các phương án dự phòng rủi ro có thể xảy ra trong quá trình tổ chức thi.

 

Các Sở GD&ĐT chịu trách nhiệm: Tổ chức cho người học của các cơ sở giáo dục phổ thông và thí sinh tự do tại địa phương đăng ký dự thi, chuyển dữ liệu đăng ký dự thi về Bộ GD&ĐT;

 

Cùng với các trường ĐH tổ chức coi thi, chấm thi; xét công nhận tốt nghiệp THPT cho thí sinh của địa phương;

 

Chủ trì cụm thi địa phương (nếu có) dành cho thí sinh đăng ký dự thi chỉ để xét công nhận tốt nghiệp THPT, không lấy kết quả thi để tham gia tuyển sinh vào các trường đại học, cao đẳng.

 

Tăng cường chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới kiểm tra, đánh giá thường xuyên và định kỳ ở nhà trường phổ thông;

Đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong quản lý, chỉ đạo và tổ chức thi; thực hiện nghiêm túc chế độ thông tin, báo cáo để đảm bảo kết nối thông tin thông suốt, chính xác, kịp thời phục vụ công tác chỉ đạo, tổ chức thi.

(Theo GD&TĐ)

Các Nội Dung Liên Quan


Một Số Hình Ảnh

Xem Tất Cả

VIDEO CLIPS

photo-178
photo-106
photo-99
photo-100
photo-101
photo-76

Thông Tin