1

Kinh Nghiệm Ôn Thi

In

Những "cái bẫy" khi học ôn mà bạn cần tránh

Cập nhật 18/09/2014 - 10:41:50 AM (GMT+7)

Đến giờ ôn thi rồi, học thôi. Nhưng chẳng biết bắt đầu từ đâu cả? Cái này nó là cái gì sao khó hiểu vậy?... Thế đấy, những thứ đó và nhiều thứ tương tự khác luôn cản trở ta học thì đấy là những cái bẫy bạn rất dễ mắc phải khi học ôn.

Cùng điểm qua 10 cái bẫy đó dưới đây và tìm cách tránh xa nó ra bạn nhé
 
1. "Tôi không biết bắt đầu học từ đâu"
 
Hãy tự kiểm soát việc học của mình. Bạn hãy lập một danh sách tất cả những việc mà bạn cần phải làm, sau đó chia nhỏ khối lượng công việc thành những phần nhỏ hơn, dễ hoàn thành hơn. Nhưng học cũng phải có ưu tiên, bạn hãy lên kế hoạch của mình một cách thực tế, không nên bỏ tiết khi gần đến ngày thi, bởi bạn có thể bỏ lỡ một số tiết ôn tập trên lớp. Hãy dùng thời gian giữa giờ để ôn lại bài, bạn có thể lên lịch cả giờ giải lao trong quá trình học cho mình. Hãy học ôn sớm, ngay từ đầu từ 1-2 giờ/ngày và dần dần xây dựng thành thói quen khi kì thi ngày càng đến gần. 
 
2. "Tôi có quá nhiều thứ phải học mà thời gian lại còn quá ít"
 
Xem lại các bài đã học, xem lại một cách kĩ lưỡng chương trình học, các tài liệu đọc tham khảo và những bài ghi trên lớp của bạn. Việc ôn tập lại những phần đã học sẽ tiết kiệm được thời gian đặc biệt đối với những bài không phải là tác phẩm văn học, bởi nó giúp bạn tổ chức sắp xếp lại những nội dung chính và chú trọng vào chúng. Vì vậy, bạn hãy áp dụng phương pháp này vào cách học của riêng bạn, áp dụng nó vào những tài liệu bạn đang phải học, nhưng cần phải nhớ là việc xem lại các bài đã học không phải là cách thay thế hiệu quả cho việc đọc chúng từ trước. 
 
3. "Phần này khô khan quá, tôi thậm chí không thể nào thức mà đọc được nó" 
 
Tấn công vào các phần như vậy. Hãy chủ động với những bài bạn đọc của bạn. Bạn hãy tự hỏi mình xem “Cái gì quan trọng cần phải nhớ trong phần này?”. Bạn cũng nên ghi chú hay gạch chân những khái niệm chính trong bài, sau đó hãy thảo luận chúng với các bạn học trong lớp. Bạn nên học nhóm cùng nhau. Tuy nhiên, lưu ý là bạn nên đối mặt với những phần mà bạn thấy không hứng thú hơn là chỉ đọc chúng một cách thụ động mà lại bỏ qua mất những ý quan trọng. 
 
4. "Tôi đã đọc vấn đề đó. Tôi cũng hiểu, nhưng tôi lại không thể nhập tâm" 
 
Hãy giải thích các vấn đề một cách cụ thể. Đối với những cái mà chúng ta đã hiểu thì thông thường chúng ta sẽ nhớ rất lâu. Khi bạn đọc một vấn đề mới nên cố gắng giải thích nó bằng những ví dụ của chính bạn. Hãy cố gắng kết hợp cái bạn đang học với những gì bạn đã biết. Bạn sẽ có thể nhớ những vấn đề mới tốt hơn nếu bạn liên hệ nó với điều gì đó mà bạn đã hiểu. Một số cách học như vậy bao gồm: 
 
Cách chia nhỏ vấn đề: Đây là một cách hiệu quả để đơn giản hóa và làm cho lượng thông tin mới trở nên có ý nghĩa hơn. Chẳng hạn như bạn muốn nhớ được các màu trong quang phổ (đỏ, cam, vàng, xanh lá cây, xanh lục, chàm, tím) bạn sẽ phải nhớ 7 từ theo đúng thứ tự của chúng. Nhưng nếu bạn lấy chữ cái đầu tiên trong tên của mỗi màu thì bạn có thể đánh vần chúng thành cái tên "Roy G. Biv" và giảm lượng thông tin cần phải nhớ xuống còn mỗi 3 từ. 
 
- Thuật nhớ: Đó là bất cứ phương pháp trợ giúp trí nhớ nào mà giúp ta liên hệ thông tin mới với những gì mà ta quen thuộc. Ví dụ như khi phải nhớ một công thức hay một phương trình toán học nào đó, chúng ta có thể dùng những chữ cái trong bảng chữ cái alphabet để thay thế cho những con số nhất định. Sau đó chúng ta có thể đổi những công thức trừu tượng đó thành một từ hay một cụm từ có ý nghĩa hơn, nhờ đó mà chúng ta sẽ nhớ nó tốt hơn. Những cách liên hệ tương tự như vậy cũng có thể đem lại hiệu quả, đặc biệt khi ta đang cố gắng học một ngôn ngữ mới nào đó. Song vấn đề mấu chốt ở đây lại là phải tạo ra sự liên hệ của riêng bạn, nhờ thế mà bạn sẽ không quên mất chúng. 
 
5. "Tôi đoán là tôi hiểu vấn đề đó"
 
Tự mình kiểm tra mình. Bạn hãy đặt ra các câu hỏi cho những nội dung chính trong bài học hay trong bài ghi của bạn. Hãy luôn nhớ những gì mà thầy giáo bạn đã nhấn mạnh trong quá trình học. Hãy thử kiểm tra mối quan hệ giữa các khái niệm với các phần các chương. Thông thường bằng một cách đơn giản là thay đổi tiêu đề của các phần các chương thì bạn có thể tạo ra rất nhiều câu hỏi có hiệu quả cho việc học. Ví dụ như một phần có tiêu đề là "Sự bàng quan của kẻ ngoài cuộc" có thể được đổi thành các câu hỏi đại loại như "Thế nào là sự bàng quan của kẻ ngoài cuộc?" "Nguyên nhân gây ra sự bàng quan này là gì?" "Nêu một vài ví dụ về sự bàng quan của kẻ ngoài cuộc?". 
 
 
6. "Có quá nhiều thứ phải ghi nhớ" 
 
Hệ thống lại những gì đã học. Bạn sẽ nhớ lại những kiến thức đã học tốt hơn, có hệ thống hơn nếu chúng được trình bày trong một dàn ý có tổ chức. Có nhiều cách có thể giúp bạn hệ thống tổ chức một lượng kiến thức mới, chúng bao gồm những cách sau: 
 
- Lập dàn ý hay làm tóm tắt, chú trọng vào quan hệ giữa các phần các chương. 
 
- Nhóm các ý thành từng nhóm, từng mục một nếu có thể. 
 
- Sơ đồ hóa: Bạn hãy vẽ sơ đồ để sắp xếp và liên kết các vấn đề với nhau. Chẳng hạn nếu bạn đang cố gắng để hiểu được nguyên nhân dẫn đến Chiến tranh Thế giới lần thứ nhất thì bạn có thể lập một sơ đồ liệt kê tất cả các nước chính tham chiến theo hàng ngang ở phía trên của sơ đồ, sau đó liệt kê những vấn đề và sự kiện quan trọng dọc theo sơ đồ ở phía bên dưới. Tiếp đó trong các khung ở giữa bạn có thể mô tả những tác động của các sự kiện trong cuộc chiến đối với từng nước để bạn có thể hiểu được những sự phát triển phức tạp của lịch sử này. 
 
7. "Tôi mới biết được điều đó chỉ một phút trước"
 
Xem lại bài. Sau khi đọc xong một phần bạn nên cố gắng nhớ lại tất cả những gì đã được đề cập trong phần đó. Rồi bạn hãy thử trả lời những câu hỏi mà bạn đã đặt ra cho phần mình vừa đọc. Nếu bạn không thể nhớ được hết thì hãy đọc lại những phần mà bạn thấy khó nhớ. Bạn dành càng nhiều thời gian để học thì thường sau đó bạn sẽ càng phải xem lại chúng. Thậm chí với những chỗ bạn có thể nhớ ra ngay lập tức thì học thêm sẽ làm cho khả năng đột nhiên bạn quên toàn bộ những gì đã học ít xảy ra hơn. Nói cách khác là bạn không thể học quá nhiều. Tuy nhiên cách bạn sắp xếp tổ chức và liên hệ các vấn đề với nhau như thế nào sẽ quan trọng hơn là bạn dành bao nhiêu thời gian cho việc học. 
 
8. "Nhưng tôi thích học ở trên giường"
 
Hãy chú ý đến điều kiện học. Việc ôn tập trước khi thi của bạn sẽ tốt hơn khi điều kiện học tương tự điều kiện lúc thi (vị trí tự nhiên cũng như trạng thái cơ thể, tâm lí, tình cảm). Nếu càng giống nhau bao nhiêu thì khi làm bài thi bạn sẽ cảm thấy nhớ lại những gì bạn đã học ôn càng dễ dàng bấy nhiêu. 
 
9. "Học nhồi nhét trước hôm thi sẽ giúp đầu óc tôi tỉnh táo hơn"
 
Hãy dãn thời gian học của mình - học ngay từ bây giờ. Bạn nên duy trì việc học ôn một cách liên tục. Hãy bắt đầu với việc học 1-2 giờ/ngày trong khoảng một tuần trước kì thi, sau đó hãy tăng thời gian học khi kì thi càng đến gần. Nhờ vậy mà lượng kiến thức sẽ được tăng lên nếu thời gian học của bạn được dàn đều.
 
 10. "Tôi sẽ thức cả đêm đến khi nào hiểu được vấn đề này thì thôi"
 
Hãy tránh tình trạng cơ thể bị kiệt sức. Trong khi học bạn hãy thường xuyên nghỉ giải lao. Trước hôm thi bạn nên để đầu óc mình được nghỉ ngơi. Trong lúc giải lao và truớc khi đi ngủ đừng nên nghĩ về chuyện bài vở học hành. Bạn hãy để cả đầu óc lẫn cơ thể bạn được thư giãn. Nếu không, giờ giải lao cũng sẽ không làm bạn tỉnh táo hơn và bạn sẽ thấy mất ngủ cả đêm. Lúc này tự chăm sóc bản thân bạn trước kì thi sẽ quan trọng hơn bao giờ hết. Bạn nên có chế độ ăn ngủ tốt và học hành hợp lí.

Các Nội Dung Liên Quan


Một Số Hình Ảnh

Xem Tất Cả

VIDEO CLIPS

photo-178
photo-106
photo-99
photo-100
photo-101
photo-76

Thông Tin