1

Tin Tức Các Báo

In

Chọn ngành theo nhu cầu nhân lực

Cập nhật 10/02/2014 - 08:47:55 AM (GMT+7)

Chiến lược nhân lực VN thời kỳ 2011-2020 đặt ra các chỉ tiêu chủ yếu về nhân lực có trình độ cao trong các lĩnh vực đột phá như quản lý nhà nước, hoạch định chính sách và luật quốc tế; giảng viên ĐH, CĐ; khoa học - công nghệ; y tế, chăm sóc sức khỏe; tài chính - ngân hàng; công nghệ thông tin...

Top 6 ngành học có nhiều thí sinh dự thi năm 2013 - Đồ họa

Thông qua thực tế chọn ngành dự thi, đối chiếu với quy hoạch nguồn nhân lực của VN đến năm 2020, để gia tăng cơ hội phát triển nghề nghiệp, đóng góp nhu cầu nguồn nhân lực các lĩnh vực đột phá, thí sinh cần thận trọng hơn trong chọn ngành dự thi.

Chọn ngành trong thời khủng hoảng kinh tế

Từ năm 2013, Bộ GD-ĐT đã chính thức giảm mạnh chỉ tiêu tuyển sinh vào các ngành kinh tế, quản trị... Việc chuẩn hóa danh mục tuyển sinh cùng với danh mục ngành đào tạo, và nhiều trường ĐH tiếp tục bổ sung thêm khối thi A1 giúp thí sinh có nhiều cơ hội lựa chọn ngành học hơn. Xu hướng chọn ngành học có thay đổi nhưng nhìn chung nhóm ngành kinh doanh tiếp tục là nhóm ngành có nhiều thí sinh lựa chọn nhất.

Xu hướng tránh các ngành năm trước có số thí sinh đăng ký dự thi cao vẫn tiếp tục xảy ra ở nhiều nhóm ngành, dẫn đến các ngành năm 2012 có số thí sinh đăng ký dự thi giảm so với năm 2011, thì năm 2013 tăng lên. Cụ thể, nhóm ngành đào tạo giáo viên tăng 2,05%, nhóm ngành y tăng 1,24%, nhóm ngành xây dựng tăng 0,34%, nhóm ngành ngôn ngữ và văn hóa nước ngoài tăng 2,43%.

Tỉ lệ đăng ký dự thi giảm mạnh ở các nhóm ngành kinh tế, kinh doanh, kế toán - kiểm toán, tài chính - ngân hàng - bảo hiểm, trong đó nhóm ngành tài chính - ngân hàng - bảo hiểm giảm mạnh từ 8,9% (vị trí thứ 3 năm 2010) còn 2,64% (thứ 13 năm 2013), nhóm ngành kinh tế từ 3,3% (thứ 9 năm 2009) thì năm 2013 là 1,77% (thứ 19) cho thấy tác động khủng hoảng kinh tế, dự báo nhu cầu nguồn nhân lực đã tác động đến xu hướng chọn ngành học của thí sinh.

Những nhóm ngành học có xu hướng lên ngôi theo yêu cầu của nền kinh tế, tăng dần từ năm 2010 đến nay như nhóm ngành luật (từ 2,8% năm 2009 lên 4,28% năm 2013); chế biến lương thực, thực phẩm và đồ uống (từ 2% năm 2010 lên 4,44% năm 2013); công nghệ thông tin (từ 3,5% năm 2009 lên 4,18% năm 2013); công nghệ kỹ thuật cơ khí (từ 1,8% năm 2009 lên 3,07% năm 2013); công nghệ kỹ thuật điện, điện tử và viễn thông (từ 2,5% năm 2009 lên 2,93% năm 2013).

Ngành “hot” điểm không cao

Tương tự như các năm trước, dù có thay đổi ít nhiều về số lượng, những ngành có đông thí sinh dự thi thường có điểm trung bình không thật sự cao. Thực tế tuyển sinh cho thấy các ngành quản trị kinh doanh, kế toán, công nghệ thực phẩm, công nghệ thông tin, khoa học môi trường, điều dưỡng, giáo dục tiểu học thuộc top 20 ngành thu hút nhiều thí sinh nhất trong gần 300 ngành học có tổ chức tuyển sinh. Nhưng điểm trung bình của thí sinh các ngành này chỉ ở vị trí sau 100, như ngành quản trị kinh doanh có điểm trung bình ở vị trí 134, kế toán 137, công nghệ thông tin 154, công nghệ thực phẩm 149... Lý giải việc này, có thể thí sinh chọn ngành học vượt quá sức học của mình.

Bên cạnh các ngành có tỉ lệ đăng ký dự thi giảm mạnh (quản trị kinh doanh, kế toán...) thì các ngành thuộc nhóm chế biến, thực phẩm có xu hướng tăng đều từ năm 2010 đến nay, có thể kể công nghệ thực phẩm, công nghệ thông tin, y đa khoa, giáo dục tiểu học.

Nhu cầu nhân lực lớn

Quy hoạch phát triển nhân lực VN giai đoạn 2011-2020 đặt mục tiêu tăng nhanh tỉ lệ nhân lực qua đào tạo trong nền kinh tế dưới các hình thức, trình độ khác nhau từ mức 40% năm 2010 lên mức 70% năm 2020, trong đó tỉ lệ nhân lực qua đào tạo ngành nông lâm ngư nghiệp tăng tương ứng từ 15,5% lên 50%, ngành công nghiệp từ 78% lên 92%, ngành xây dựng từ 41% lên 56%, ngành dịch vụ tăng từ 67% lên 88%.

Thời kỳ hội nhập sẽ mở ra nhiều cơ hội việc làm với nhiều yêu cầu cao hơn đối với người lao động. Các nhóm ngành như kinh doanh, kinh tế, luật, môi trường, đô thị... vẫn có xu hướng phát triển trong tương lai với tiêu chí tuyển dụng cao hơn, đòi hỏi người xin việc phải có nhiều kỹ năng khác ngoài kiến thức chuyên môn như khả năng giao tiếp và sử dụng vi tính, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng báo cáo...

Với định hướng tạo nguồn nhân lực phù hợp với chuyển dịch cơ cấu kinh tế, lĩnh vực quản lý - kinh doanh vẫn đang thu hút lượng lớn thí sinh. Trong nền kinh tế dựa vào kỹ năng, bất cứ ngành học nào cũng có thể giúp người học chuẩn bị một số nghề nghiệp khác nhau. Với cùng một ngành học có nhiều cơ sở đào tạo, đặt ra bức tranh về sự cạnh tranh trong đào tạo, bên cạnh công tác truyền thông tốt, bài toán đặt ra đối với các cơ sở chính là làm sao tạo được sản phẩm đào tạo mang bản sắc riêng của trường, thích ứng nhanh với xu thế hội nhập, với nền kinh tế dựa vào kỹ năng.

Vì vậy, thí sinh cần cân nhắc với sức học, tham khảo kết quả thi tuyển sinh các năm trước cùng với nghiên cứu kỹ định hướng nguồn nhân lực của từng địa phương để chọn ngành học phù hợp.

Top 20 ngành học có nhiều thí sinh dự thi từ năm 2011 đến 2013

Ngành

Số lượng cơ sở đào tạo

Năm 2011

Năm 2012

Năm 2013

Tỉ lệ (%)

Ðiểm trung bình

Ðiểm
trung bình
thí sinh
đạt sàn

Tỉ lệ
(%)

Ðiểm trung bình

Ðiểm
trung bình
thí sinh
đạt sàn

Tỉ lệ
(%)

Ðiểm trung
bình

Ðiểm trung bình thí sinh đạt sàn

Quản trị kinh doanh

90

8,90

10,0

14,2

10,13

11,1

16,0

6,92

13,2

16,8

Kế toán

84

8,80

9,8

14,7

8,81

11,1

16,2

4,84

13,1

16,8

Tài chính - ngân hàng

62

8,60

10,9

15,4

6,40

12,1

17,0

2,62

14,6

17,8

Y đa khoa

15

3,40

14,3

18,7

2,99

14,8

19,5

4,24

17,9

20,3

Công nghệ thực phẩm

22

2,60

10,3

12,5

3,51

10,2

16,0

3,85

12,9

16,5

Công nghệ thông tin

67

2,30

8,8

15,9

3,25

10,4

16,4

4,08

12,8

16,8

Giáo dục tiểu học

22

2,20

8,8

13,7

2,79

9,4

15,4

4,35

11,0

15,6

Khoa học môi trường

16

2,20

11,1

16,3

1,97

11,5

16,5

1,57

13,4

16,6

Ðiều dưỡng

17

2,20

11,2

16,1

2,15

11,1

16,5

2,22

13,5

17,1

Công nghệ sinh học

27

2,00

12,7

16,8

2,10

12,8

17,1

2,10

14,9

17,4

Luật

17

2,00

10,9

16,2

2,73

12,2

16,4

3,25

14,1

17,3

Ngôn ngữ Anh

59

1,90

12,6

15,9

1,76

13,9

17,2

2,96

14,3

17,0

Kinh tế

32

1,80

11,1

16,4

2,07

11

17,1

1,60

16,4

19,3

Kỹ thuật công trình xây dựng

26

1,80

9,8

16,7

1,55

11,6

17,2

1,48

12,9

16,7

Quản lý đất đai

15

1,70

9,7

15,7

2,75

9,8

15,5

2,75

11,9

15,8

Quản lý tài nguyên và môi trường

17

1,60

9,3

15,4

1,45

9,5

15,6

1,80

12,0

15,9

Công nghệ kỹ thuật điện, điện tử

25

1,30

9,0

11,8

1,61

9,3

14,8

1,88

11,8

15,6

Công nghệ kỹ thuật môi trường

17

1,20

10,7

12,4

1,02

10,6

15,9

1,65

12,8

16,2

Công nghệ kỹ thuật hóa học

15

1,10

11,4

14,0

0,62

11,6

16,0

0,68

14,3

16,6

Dược học

11

1,10

12,0

19,4

0,84

12,5

18,7

1,53

15,6

(Theo Báo Tuổi Trẻ)

Các Nội Dung Liên Quan


Một Số Hình Ảnh

Xem Tất Cả

VIDEO CLIPS

photo-178
photo-106
photo-99
photo-100
photo-101
photo-76

Thông Tin