Kinh Nghiệm Ôn Thi
InĐể ôn thi có hiệu quả
Cập nhật 12/04/2013 - 08:20:00 AM (GMT+7)Kỳ thi tốt nghiệp và tuyển sinh năm 2013 đang đến cận kề. Để giúp các em học sinh lớp 12 chuẩn bị tốt cho hai kỳ thi này, xin chia sẻ một vài kinh nghiệm khi ôn thi.
- Để ôn thi có hiệu quả trong kỳ thi sắp đến, mỗi học sinh cần phải chuẩn bị cho mình mỗi môn một tài liệu tốt nhất. Tài liệu đó phải do chính mình chắt lọc, soạn ra để ôn thi. Những tập tài liệu do mình soạn ra rất dễ học, dễ nhớ trong quá trình ôn thi. Tất nhiên khi soạn tài liệu ôn thi học sinh cần phải bám sát vở học trên lớp, sách giáo khoa và chuẩn kiến thức, đồng thời cũng cần tham khảo thêm ý kiến của những giáo viên bộ môn trực tiếp giảng dạy mình trên lớp.
- Ngoài thời gian học trên lớp, học sinh cần dành nhiều thời gian để tự học và tự rèn ở nhà. Khi tự học tự rèn ở nhà, mỗi học sinh cần phải có thời khóa biểu sao cho hợp lý, khoa học và thực hiện một cách nghiêm túc. Sáng, chiều, tối phải học những môn nào… Tất nhiên thời khóa biểu ở nhà phải đan xen giữa các môn tự nhiên, xã hội và phải có những hoạt động giải trí.
Học sinh ôn thi tại trường. Ảnh: HTD
- Trong thời gian nước rút, nhiều học sinh hay có thói quen chỉ dành thời gian để học một môn, khi thuộc rồi mới học môn khác hoặc chưa học xong môn này lại lấy môn khác ra học tiếp. Đây là cách học dễ sa vào tình trạng học trước quên sau, nhầm lẫn và chồng chéo kiến thức giữa các môn học. Hằng ngày cũng cần dành ít thời gian để lên mạng Internet cập nhật một số thông tin, kiến thức mới, các đề thi thử của các môn học để nâng cao thêm kiến thức, kỹ năng…
- Mỗi môn thi, khối thi đều có những yêu cầu, cách ôn tập khác nhau. Thông thường với các môn toán, lý, hóa, học sinh phải dành nhiều thời gian làm bài tập. Để giải bài tập được thông suốt, trước hết học sinh phải nắm vững lý thuyết từng bài, từng chương. Cũng cần sưu tầm và tự giải các đề thi năm trước để hoàn thiện thêm kỹ năng làm bài và kiến thức. Còn những môn xã hội như văn, sử, địa, học sinh phải ôn đi ôn lại nhiều lần. Trong quá trình ôn thi phải biết kết hợp nhiều cách khác nhau như: đọc nhẩm, viết ra giấy, vẽ sơ đồ tư duy… miễn là tiếp thu kiến thức một cách nhanh nhất là tốt.
- Trong quá trình ôn thi cũng cần chú ý đến sức khỏe, theo khuyến cáo của các chuyên gia thì ban đêm không nên học khuya quá, không nên dùng các chất kích thích để kéo dài thời gian học bài. Vì như thế sẽ ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe. Cứ cố gắng học bài, khi nào buồn ngủ thì nhất thiết không học nữa. Vì buồn ngủ mà cứ ngồi học thì chẳng nhớ, thậm chí kiến thức đã học cũng bị quên luôn. Khi học thi vào ban đêm nên ăn uống đầy đủ, đặc biệt cần phải ăn uống thêm các đồ nhẹ như cháo, trái cây…
Tóm lại, có nhiều cách ôn thi khác nhau, mỗi học sinh nên tìm cho mình một cách ôn thi sao cho hiệu quả nhất để vượt qua các kỳ thi sắp tới.
Chúc các em thành công!
Các Nội Dung Liên Quan
- Ôn thi môn sinh học: Không học thuộc lòng lý thuyết, chú ý 4 chương bài tập (31/05/2019)
- Ôn thi môn tiếng Anh: trau dồi vốn từ vựng, vững ngữ pháp (31/05/2019)
- Ôn thi môn lịch sử: Nắm chắc kiến thức cơ bản sách giáo khoa (31/05/2019)
- Bí quyết ôn thi Ngữ văn hiệu quả (06/05/2019)
- Tăng tốc ôn thi (05/04/2019)
- 9 dạng câu hỏi thường xuất hiện trong bài Đọc hiểu tiếng Anh THPT quốc gia (23/01/2018)
- Kinh nghiệm luyện thi đại học hiệu quả (20/01/2018)
- Ôn thi THPT quốc gia: Cần hệ thống hóa để nắm chắc kiến thức môn văn (14/02/2017)
- Tự học thế nào cho hiệu quả? (10/01/2017)
- Phương pháp ôn thi hiệu quả – Kinh nghiệm làm bài thi (22/12/2016)