1

Giới thiệu khoa

In

Vài nét Giới Thiệu Khoa Cơ Khí

Cập nhật 09/03/2020 - 12:00:00 AM (GMT+7)

Ngành Công nghệ kỹ thuật Cơ điện tử là ngành của tương lai.

GIỚI THIỆU VỀ KHOA CƠ KHÍ

I. GIỚI THIỆU:

Từ khi thành lập năm 1997, trường Đại Học Công nghệ Sài gòn là một trong vài trường đầu tiên đã mở ngành Cơ Điện Tử tại Khoa Cơ khí với mục đích cung cấp nguồn nhân lực có kiến thức chuyên môn về quản lý, vận hành, bảo trì sửa chữa, chuyển giao công nghệ về các thiết bị tự động cho công nghiệp.

II. CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO:

1. Hệ đào tạo:

    Hiện Khoa có các hệ đào tạo chuyên ngành Công nghệ Kỹ thuật Cơ Điện Tử là :

    -   Đại học : chính quy và không chính quy.

    -   Cao đẳng : chính quy.

    -   Liên thông từ Cao đẳng lên Đại học : chính quy.

2. Chương trình:

    Chương trình đào tạo ngành Công nghệ Kỹ thuật Cơ Điện tử được xây dựng trên nền tảng kết hợp các lĩnh vực Cơ khí, Điện – Điện tử, Công nghệ thông tin và Điều khiển tự động nhằm đào tạo các kỹ sư có kiến thức liên ngành để giải quyết những vấn đề tự động hóa trong thực tế sản xuất.

    Chương trình đào tạo này luôn được cập nhật, bổ sung các kiến thức mới theo sự phát triển của thế giới, tạo khả năng tư duy và sáng tạo cho sinh viên.

    Từ năm học 2009 – 2010, chương trình đào tạo đã được thực hiện theo Học chế tín chỉ, giúp sinh viên giỏi có thể học vượt hoặc nhận 2 bằng kỹ sư với thời gian học ngắn hơn.

III. NHÂN SỰ:

    Người đặt nền móng cho ngành Cơ Điện Tử của Khoa là Cố Nhà giáo Nhân dân PGS TS Hồ Đắc Thọ nguyên Hiệu Trưởng kiêm Trưởng Khoa Cơ Khí đầu tiên. Trải qua bao khó khăn, đến nay Khoa đã đi vào ổn định và phát triển khá tốt.

    Đội ngũ CBGD của Khoa hiện có trên 60% giảng viên cơ hữu là TS và ThS có trình độ chuyên môn cao, nhà trường còn mời thêm các PGS, GVC, TS, ThS, chuyên gia nhiều năm kinh nghiệm thực tiễn về Cơ Điện Tử ở các viện nghiên cứu, trường đại học, lãnh đạo quản lý sản xuất tham gia giảng dạy, hướng dẫn NCKH, hướng dẫn tốt nghiệp cho sinh viên.

IV. CƠ SỞ VẬT CHẤT:

    Để phục vụ cho đào tạo và nghiên cứu khoa học, Khoa Cơ Khí đã xây dựng và nâng cấp các Phòng thí nghiệm, Xưởng thực hành với các trang thiết bị hiện đại :

    -   PTN Tự động hóa 1 :

        *   PTN TĐH hiện trang bị nhiều thiết bị và các mô hình về điều khiển tự động hóa do các thầy và

             sinh viên tự thực hiện thông qua các đề tài nghiên cứu khoa học và luận văn tốt nghiệp. Các 

             mô hình này đã giúp cho sinh viên bước đầu làm quen với ngành Cơ Điện tử.

        *   Sự kết hợp nhuần nhuyễn các lĩnh vực Cơ khí, Điện - Điện tử, Tin học chuyên ngành, Điều

             khiển tự động được thể hiện trong các thí nghiệm chuyên biệt và phối hợp.

        *   Năm 2011 Trường đã trang bị một tay máy công nghiệp ABB hiện đại nhất, có 6 bậc tự do,

             được điều khiển tự động hoàn toàn bằng máy tính để tạo điều kiện cho sinh viên nâng cao khả

             năng lập trình và điều khiển trong sản xuất công nghiệp.

 

Sinh Viên Đang Tìm Hiểu ROBOT 6 Bậc Tự Do

     -   PTN Tự động hóa 2 :

         *   Được trang bị nhiều môđun chuyên nghiệp để phục vụ thí nghiệm thực hành cho sinh viện về

              lĩnh vực Điện - Điện tử được ứng dụng trong các máy móc tự động.

 

Sinh viên đang TN. Điện Tử Công Suất

      -   Phòng thí nghiệm Khí nén - Thủy lực:

         *   Có chức năng đào tạo cho sinh viên các kiến thức và kỹ năng từ căn bản đến nâng cao về

              lĩnh vực công nghệ Khí nén và công nghệ Thủy lực, với các bài thí nghiệm được xây dựng trên

              các mô hình có hoạt động như các thiết bị ngoài thực tế sản xuất, giúp sinh viên dễ tiếp thu

              và ứng dụng.

         *   Phòng thí nghiệm Khí nén - Thủy lực còn trang bị các thiết bị khác như van thủy lực tỷ lệ, tay

              máy khí nén 3 bậc tự do (năm 2011) kết nối với các bộ điếu khiển lập trình PLC và vi xử lý sử

              dụng trong công nghiệp ở nước ta.

Sinh viên đang TN. Công nghệ Khí Nén - Thủy Lực

      -   Xưởng Cơ khí:

         *   Trang bị đầy đủ các thiết bị máy móc phục vụ  những bài thực hành cơ bản cho khối kiến

              thức Cơ khí như nguyên lý máy, chi tiết máy, dung sai đo lường, gia công nguội, hàn, gia

              công cắt gọt trên các máy công cụ, tiện, phay... Gần đây (năm 2009), nhà trường đầu tư 2

              máy gia công kim loại dạng kỹ thuật số (máy phay CNC, máy tiện CNC) để giúp sinh viên có kỹ

              năng về lập trình gia công các chi tiết, sản phẩm phức tạp về hình dáng cũng như có cơ hội

              tiếp cận với các thiết bị gia công hiện đại trong thực tế sản xuất ở môi trường công nghiệp.

 

Sinh viên đang thực tập trên máy Tiện & phay CNC

V. CƠ HỘI NGHỀ NGHIỆP & VIỆC LÀM:

Sau khi tốt nghiệp, các sinh viên được trang bị các kỹ năng :

    -   Vận hành, bảo trì và sửa chữa các thiết bị tự động trong nhiều ngành sản xuất.

    -   Tham gia thiết kế, đổi mới những bộ phận cơ bản trong các hệ thống công nghiệp.

    -   Quản lý và điều hành nhà máy sản xuất.

    -   Tham gia giảng dạy, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ.

Với khả năng trên, hàng năm gần 100% số sinh viên tốt nghiệp có việc làm ngay và được các cơ quan tuyển dụng hài lòng và đánh giá cao.

Điều này cũng đã nói lên thành quả bước đầu của việc đào tạo ngành Công nghệ Kỹ thuật Cơ Điện tử tại Khoa Cơ khí trường Đại học Công nghệ Sài Gòn.

VI. NHỮNG THÀNH TỰU BƯỚC ĐẦU:

Sau 15 năm thành lập, Khoa Cơ khí đã đào tạo gần 2000 Cử nhân Cao đẳng và Kỹ sư ngành Cơ Điện tử, các sinh viên ra Trường đều có việc làm và đã phát huy được năng lực đào tạo ở Trường đóng góp vào công cuộc xây dựng đất nước.

Song song với đào tạo, Khoa cũng đã triển khai các đề tài nghiên cứu khoa học và công tác chuyển giao công nghệ cho sản xuất như: “Thiết kế chế tạo máy nong đầu ống nhựa PVC tự động với nhiều kích cỡ “ (2001 – 2002) do cố NGND PGS, TS. Hồ Đắc Thọ chủ trì hoặc các đề tài “Robot đi trên mặt phẳng đứng”, “Máy cấy nấm tự động dạng hạt mầm” (2002 – 2003) được giải hội tụ sáng tạo Khoa học kỹ thuật TP. HCM năm 2005.

Trong các năm gần đây, nhiều đề tài đi vào phục vụ thực tế càng rõ nét hơn như Thiết kế máy gia công tia lửa điện, Thiết kế chế tạo máy sản xuất bún, bánh hỏi, bánh ướt liên tục….

Để phục vụ cho công tác đào tạo với đề tài Điều khiển trực tiếp momen động cơ không đồng bộ 3 pha hoặc các mô hình máy cắt gỗ tự động ứng dụng phương pháp tối ưu hóa, hay mô hình máy cắt bao bì PP điều khiển bằng PLC kết hợp với động cơ servo và HDMI…, các mô hình này đã giúp sinh viên học tập và hình dung rõ nét hơn ngành Cơ Điện tử sẽ giải quyết những gì trong tương lai.

Cùng với quá trình đào tạo sinh viên, các Thầy giáo đã tự đào tạo mình nâng cao trình độ chuyên môn, ngoại ngữ, một số Thầy đã bảo vệ thành công luận văn Thạc sỹ (6 Thạc sỹ) và 1 Thầy bảo vệ Luận văn Tiến sỹ ở Hàn Quốc.

Chặng đường 15 năm thật quá ngắn, với hành trình đào tạo hệ Đại học chỉ mới có 7 năm nhưng các Thầy Cô giáo Khoa Cơ khí cũng đã góp một phần công sức của mình cho sự phát triển và đi lên của Trường Đại học Công nghệ Sài Gòn.

                                                                                                                                                                                                                                                                                     TS. LÊ MINH NGỌC                                                                                                                            TRƯỞNG KHOA CƠ KHÍ