1

Giới thiệu khoa

In

Vài Nét Giới Thiệu Ngành

Cập nhật 08/03/2020 - 12:00:00 AM (GMT+7)

Cơ - Điện tử là một Ngành Công nghệ kỹ thuật: 

  • Về các quá trình vận động cơ học (là chính).
  • Được kiểm soát, xử lý và điều khiển bằng phương pháp và kỹ thuật phối hợp giữa Cơ -Điện, điện tử, vi xử lý và máy tính.
  • Ngành Cơ - Điện tử kết hợp sức mạnh của nhiều lĩnh vực Khoa học – Công nghệ

Mục Tiêu Đào Tạo: 

  Tổng số sinh viên đã tốt nghiệp Ngành Cơ Điện tử tính đến nay: 540 Kỹ sư cao đẳng CNKT Cơ Điện tử; 1.200 Kỹ sư CNKT Cơ Điện tử; 195  Trung học chuyên nghiệp. 
 

     1.TÓM TẮT QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH  DANH TỪ “CƠ ĐIỆN TỬ”:  

          *   Danh từ Mechatronics được phối hợp từ “Mecha” của danh từ mechanism (Cơ cấu máy móc) và “ tronics” của danh từ electronics (Điện Tử). 

          *   Năm 1953, công ty Yaskawa Electric áp dụng động cơ servo quán tính nhỏ (Minertia Motor) tạo thành các thiết bị tác động, dùng điều khiển tay máy cơ khí đầu tiên, thể hiện được vai trò của mình trong công nghệ cao thuộc lãnh vực điều khiển chuyển động. Năm 1960, công ty đưa ra thuật ngữ “Mochintrol” để gọi chung các thiết bị được tạo thành bằng cách phối hợp các động cơ điện, máy cơ khí và kỹ thuật điều khiển.

          *   Vào cuối năm 1960, công ty Yaskawa Electric giới thiệu thuật ngữ “Mechatronics” bắt nguồn từ sự phối hợp đồng bộ cơ kỹ thuật và công nghệ điện - điện tử.  Kỹ sư trưởng Tetsura Mori của công ty Yaskawa là người đầu tiên đã đề ra thuật ngữ “Mechatronics” .

  •        Vào đầu năm 1980, kỹ thuật vi điều khiển được áp dụng để gia tăng hiệu quả trong phương thức điều khiển , cải thiện giá thành và thay đổi các mẫu mô hình trong kỹ thuật thiết kế. Số lượng sản phẩm kết hợp kỹ thuật một cách linh hoạt giữa khoa học máy tính và khoa học tự nhiên không ngừng gia tăng. Sự phát triển này cũng được hấp thu vào lãnh vực thiết kế các hệ cơ điện tử, từng bước gia tăng. Các cách mạng trong công nghệ thông tin, truyền thông không dây , cảm biến thông minh , kỹ thuật áp dụng hệ thống nhúng trong thiết kế các mô hình thiết bị tiếp tục phát triển trong thế kỷ 20.
 
  *   Năm 1996, theo Harashima, Tomizuka, Fukada trong các hội thảo của IEEE/ASME về mechatronics đã đưa ra định nghĩa :
 
         “ Mechatronics là sự tích hợp đồng bộ của kỹ thuật cơ khí với điện tử và điều khiển thông minh dùng máy tính trong thiết kế sản xuất sản phẩm công nghiệp và các quá trình sản xuất “ .
 
  *        Cùng năm 1996 , một định nghĩa khác (trình bày trong tài liệu Mechanical system Interface – Prentice Hall -1996) của Auslander và Kempf  :
 
   “ Mechatronics là các áp dụng phức hợp được tạo thành để vận hành các hệ thống vật lý ”.
 
  *    Năm 1997, theo Shetty Kolk (trình bày trong tài liệu Mechatronic System Design, PWS Publishing Company, Boston, MA, 1997):
 
         “ Mechatronics là phương pháp luận sử dụng cho thiết kế tối ưu các sản phẩm cơ điện “.
 
            Với nội dung vừa trình bày, cho thấy được nguyên nhân và ảnh hưởng tương tác giữa các lãnh vực khoa học, công nghệ trong quá trình phát triển, từ đó lãnh vực cơ điện tử được hình thành . Căn cứ vào các định nghĩa trên có thể dẫn đến việc xây dựng một chương trình đào tạo khả thi theo điều kiện của nước ta cho ngành Cơ Điện Tử.  

 <<<<<<<<<<<<

 
2. CÁC KHỐI KIẾN THỨC CẦN BIẾT ĐỂ HIỂU HỆ THỐNG CƠ ĐIỆN TỬ:
 
          Hiện nay, trên thế giới trong quá trình học các sinh viên thuộc ngành Cơ Điện Tử được trang bị 5 khối kiến thức:
 
*   Mô hình hệ thống Vật lý.
*   Cảm biến và các bộ tác động.
*   Tín hiệu và hệ thống.
*   Máy tính và hệ thống Logic.
*   Phần mềm và thu thập dữ liệu.
 
             Nội dung các môn học nhằm trang bị các khối kiến thức trên được trình bày tóm tắt trong sơ đồ sau.

 

 
 
 
3. CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO  ĐẠI HỌC THEO TÍN CHỈ  NGÀNH  CƠ ĐIỆN TỬ
    CỦA TRƯỜNG ĐH CÔNG NGHỆ SÀI GÒN:
 
           Trong năm 2009, chương trình đào tạo theo tín chỉ ngành Cơ Điện Tử của trường Đại học Công Nghệ Sài Gòn được xây dựng với các dòng kiến thức được trình bày tóm tắt trong sơ đồ sau.
 

Năng Lực Việc Làm:

  • Có khả năng Vận hành, khai thác thiết bị công nghiệp trong nhiều ngành sản xuất khác nhau.
  • Có khả năng Quản lý kỹ thuật thiết bị công nghiệp.
  • Có khả năng Tham gia đổi mới, thiết kế bộ phận trong hệ thống sản xuất công nghiệp.
  • Có khả năng Bảo dưỡng, hiệu chỉnh, sửa chữa trang bị công nghiệp.
  • Có khả năng Thương mại trong lĩng vực thiết bị kỹ thuật công nghệ.

Việc Làm: 

  • Sinh viên ra trường có thể công tác tại tất cả những nơi có sử dụng máy móc thiết bị công nghiệp, tại cơ sở sản xuất – Sinh hoạt – Đời sống ... là Nhu cầu là rất lớn.