Học tập và NCKH
InHọc như thế nào, học bằng cách nào?...
Cập nhật 29/06/2009 - 05:22:46 PM (GMT+7)Mở đầu, sinh viên tiếp cận phương pháp học sáng tạo bằng 3 bài toán đơn giản nhưng phải tư duy “siêu tốc” của chuyên gia Nguyễn Mạnh Hùng, Giám đốc Công ty Thái Hà books. Bài tập mang giá trị nội tại: 3 con bò ăn hết 3 bó cỏ trong 30 giây tương ứng 375 con bò ăn hết 375 bó cỏ trong 30 giây; bài tập an nhiên và giá trị bình yên trong bài tập thứ 3 được “ví von” với 10 lát bánh mỳ kẹp 10 miếng dăm bông xếp vòng tròn như cái bánh xe.
Tùng (SV năm thứ 1, ĐH Kinh tế Quốc dân) hào hứng: “Cách học này mới nhưng rất thú vị! Em nghĩ học tập sáng tạo sẽ là cách học đạt kết quả cao…”. Học để lấy kiến thức cho mình, nhưng học như thế nào, học bằng cách nào cũng là nội dung thuyết trình thu hút sự quan tâm đặc biệt của sinh viên. Mỗi người đóng góp 1 ý kiến: học bằng cách ghi chép, học theo sơ đồ tư duy, đoán ý, phân bổ thời gian, học nhóm kết hợp nghiên cứu tài liệu, vừa học vừa tưởng tượng, học nhưng phải đặt ra mục tiêu thành tích để phấn đấu… tất cả những ý kiến đó được đưa ra và tranh luận sôi nổi.
Sinh viên biết, bàn, làm và kiểm tra. Trên cơ sở đó, các bạn sinh viên đã xây dựng một sơ đồ tư duy học tập sáng tạo, trong đó yêu cầu cần phải có: kiến thức, yếu tố tâm lý, sự lôgic và trí tưởng tượng. “Muốn học tập sáng tạo và hiệu quả thì bắt buộc phải có đủ những tiêu chí trên” - chuyên gia Nguyễn Mạnh Hùng chia sẻ.
Liên quan tới việc học tập sáng tạo và xây dựng sự nghiệp của nhà kinh doanh tương lai thì cách thuyết trình thuyết phục cũng là điều mà sinh viên kinh tế quan tâm và học hỏi.
Nói về tầm quan trọng của kỹ năng thuyết trình với tư duy học tập sáng tạo, Thạc sĩ Nguyễn Hoàng Hà (Giảng viên bộ môn Văn hóa Kinh doanh, Bí thư Đoàn trường ĐH Kinh tế Quốc dân, Chủ nhiệm CLB Thuyết trình) cho biết: “Đầu tiên là sự phù hợp với chương trình đào tạo tín chỉ, khả năng tiếp cận các phương pháp dạy và học hiện đại, rồi khi ra trường là vấn đề việc làm và nhà tuyển dụng, sau đó là những liên quan đến khả năng thương lượng, hợp tác kinh doanh, quan hệ kinh tế… Một bài thuyết trình đạt kết quả cao khi nó hội tụ đủ 4 yếu tố: chính xác, thực tế, hấp dẫn và thuyết phục. Vì vậy, đã là sinh viên kinh thế thì kỹ năng thuyết trình là rất cần thiết”.
“Chúng tôi sẽ tiếp tục mở rộng quy mô CLB và đẩy mạnh các hoạt động thuyết trình nhằm trang bị cho sinh viên những kỹ năng mềm cần có để phục vụ hiệu quả cho việc học tập” - Thạc sĩ Hà cho hay.
Châu Như Quỳnh (Nguon Dan Tri)