Tin Tức Các Báo
InChữ lễ ngày nay
Cập nhật 15/11/2010 - 08:22:37 AM (GMT+7)Một người có lễ thường có nhiều ưu thế trong xã hội. Họ kính trọng mọi người nên thường được xóm làng giúp đỡ, cấp dưới tín nhiệm, cấp trên thăng thưởng. Trong nhà trường, học sinh lễ phép thì được thầy cô ưu ái, ai cư xử hòa nhã với bạn bè thì được quý trọng. Đấy là cái lợi của việc văn và lễ hài hòa nhau.
Khổng Tử cho rằng nếu như ai cũng có bổn phận “kính trên nhường dưới” thì xã hội sẽ không loạn lạc, gia đình sẽ không bất hòa. Nhưng ông cũng nhấn mạnh mối quan hệ hai chiều giữa các thứ, bậc với nhau, trên thuận thì dưới mới hòa. Bởi vậy, ông kêu gọi mọi người cần phải chính danh. Nghĩa là vua cho ra vua, tôi cho ra tôi, cha cho ra cha, con cho ra con. Tất cả mọi người, bất kể tuổi tác, địa vị xã hội đều phải lo tự giáo dục mình suốt đời. Đó là “Khắc kỷ phục lễ vi nhân” (Khổng Tử).
Trong xu thế hội nhập hiện nay, một mặt, chúng ta cần tiếp thu các yếu tố tiến bộ của nước ngoài; mặt khác cần tiếp tục phát huy có cải biến những yếu tố truyền thống nào thích hợp với thời đại mới. Lễ nghi của thời đại công nghiệp hóa không rườm rà, khắt khe như thời phong kiến, bởi vậy, ta không nhất thiết phải bê cả bộ kinh lễ của Khổng Tử ra ứng dụng. Để tiếp tục vận dụng câu nói “Tiên học lễ, hậu học văn”, người ta đã mở rộng nội hàm của chữ lễ, dùng nó để chỉ đạo đức nói chung. Thời nào cũng vậy, việc rèn luyện đạo đức trong trường học là rất quan trọng. Không phải ngẫu nhiên mà Trung ương Đoàn đã đề ra phương châm phấn đấu cho thanh niên: “Rèn đức, luyện tài, lập nghiệp, giữ nước”. Chữ đức (tức là lễ) vẫn là yếu tố đầu tiên trong rèn luyện con người.
(Theo NLĐ)