1

Truyền Thống

In

Căn cứ Núi Dinh (1963 – 1966)

Cập nhật 08/04/2010 - 08:40:38 AM (GMT+7)
Do lực lượng Khu Đoàn ở đô thị và cả ở nông thôn phát triển mạnh, do tình hình địa bàn nông thôn vùng giải phóng rộng mở và do chủ trương của Khu Đoàn là phải chủ động xây dựng thêm các căn cứ, để phòng địch phong tỏa căn cứ này thì ta dùng căn cứ khác nên căn cứ núi Thị Vải mới được hình thành. Là vùng núi hiếm hoi của miền Đông Nam Bộ, núi Dinh thuộc huyện Tân Thành, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu ngày nay. Với thế núi cùng các ngã đường ở bốn phía vào núi, trong đó có nhiều chùa am, lại cách Sài Gòn độ một trăm cấy số, nên Thành Đoàn mới chịn nơi đây làm căn cứ.

VỊ TRÍ THUẬN LỢI

Gần trung tâm đô thị Sài Gòn, có thể hòa vào dòng người đi du lịch Vũng Tàu hay đi chùa Đại Tòng vào núi là an toàn. Cũng có thể vào bằng hướng Đất Đỏ, hoặc hướng từ Bình Giã, hoặc hướng lộ 13, chùa Đại Tòng Lâm. Hướng sau này ta có thể mua gạo, thực phẩm, có khi được bà con cơ sở cho không, như từ Long Sơn, Bà Trao. Cảnh quang và địa thế vùng núi là tuyệt đẹp. Trong núi có nhiều chùa, am như chùa hang Mai và nhiều am nhỏ mà đường đi thì thông thoát suốt bao đời.

Đặc biệt, ở đây được địa phương, tỉnh, thị ủy Bà Rịa lúc ấy có anh Hai Võ, Bí thư thị ủy; anh Năm Quân, quận đội trưởng giúp đỡ tận tình. Chị Nguyễn Thị Mỹ Diệm, người của Khu Đoàn Sài Gòn – Gia Định cũ, giới thiệu với tỉnh ủy Đồng Nai; anh Phan Chánh Tâm có thân nhân tu ở trong chùa là nới tin cậy, đều phối hợp để lo. Các đồng chí địa phương giúp đỡ cụ thể bằng cách chặt cây, phát quang, xây cứ rồi mới giao lại cho Thành Đoàn!

Các đồng chí Phạm Trọng Danh, Lê Minh Châu là những người chỉ đạo phương hướng, đồng chí Nguyễn Văn Kết, đồng chí Phan Văn Mùa, Nguyễn Văn Đô (Tư Giang) triển khai cụ thể, giao liên mở mũi có má Sáu Nguyễn Thị Hòa, các đồng chí vào điều lo lắng đầu tiên có Hai Hồ, Tư Trung. Các đồng chí Sáu Học, Châu Long, Hai Phước, Chín Sáng, Út Ròm rồi sau đó đồng chí Sầm Thanh Liên, cùng một tổ hai người, từ Củ Chi, mới băng qua Cần Giờ sông nước mênh mông, để tới nơi.

     

Căn cứ này, bắt đầu triển khai tại núi Thị Vải đầu năm 1963 và tại núi Dinh năm 1963 đến tháng 10 năm 1966. Mới đầu, anh Phan Văn Mùa, người đến lo tiếp nhận, phát quang, dọn dẹp nơi chỗ.

Khi tương đối ổn đinh, ở đây lực lượng 17 người gồm bảo vệ, cùng mấy anh em khác tham gia tải vũ khí từ tàu “không số”, phân phối súng vào ngõ Rừng Sát để tải qua Hắc Dịch. Để úy lạo công việc này cho Thành Đoàn, chú Bảy, chỉ huy Trạm tếp nhận súng của Quân khu 5, thưởng cho anh em hai khẩu súng trường bá đỏ mới rợi!

CÁC LỚP HỌC ĐẦU TIÊN VÀ TIẾP SAU

Đã có hai lớp tổ chức bên Hắc Dịch. Sau khi dời từ đỉnh núi gần chùa Tổ xuống, do khí hậu dốc núi ở trên đó không tốt sinh bệnh, đến một vách đá to rộng ở dưới, cạnh một lòng suối xong, thì lớp đầu tiên được tổ chức. Sau đoàn cán bộ từ Hắc Dịch về, là lớp thứ hai bắt đầu. Các đồng chí đứng lớp có: Phan Chánh Tâm, Lê Minh Châu, Nguyễn Văn Kết, Đặng Quốc Hải (Chín Ngự, Chín Hà...).

Đến cuối năm 1963, do bên núi Dinh có những điểm thuận lợi hơn, nên có lệnh dời cứ qua đó. Từ nội thành căng thẳng, ngột ngạt ra, chợt leo lên đến hang Mai, là có ngay một cảm giác mát rượi, thấy được vẻ đẹp hùng vĩ của núi rừng. Núi khuất trong sương lam, lát sau, tia nắng nhô lên, tạo cảnh quang rực rỡ, ấm áp. Trưa, có thể ngồi trên các gộp đá nhìn thẳng xuống thấy những khối nhà trắng toát ở Bà Rịa hoặc giàn ra-đa của Mỹ ở Vũng Tàu. Tại đây, ta cũng có thể tiếp xúc với bộ đội, người đông “đếm không hết”, với súng, quân phục mới. Đây cũng là tuyến tiếp nhận các tàu vũ khí từ đường Hồ Chí Minh trên biển vào. Tại đây, ta cũng có dịp “đăng sơn quang trận địa”, như trận Bình Giã trước đó diễn ra trong suốt mấy ngày trời!

Ở cứ núi Dinh, các lớp tập huấn được mở thường xuyên, trung bình mỗi lớp từ 60 đến 199 đồng chí, học viên được chia ra ở các khi như khi “nhà lầu” (các lán được dựng lên trên những tầng đá to), các dãy nhà tranh... Các đồng chí: Hồ Hảo Hớn, Phan Chánh Tâm, Phạm Chánh Trực là người giảng bài.

Tháng 4 năm 1964, số cán bộ tiếp tục vào núi Dinh học có đồng chí Ngô Tấn Dũng, chị Bảy Hà, Mười Triều... Từ chợ Bà Rịa đến Long Phước thay đồ bà ba đen, qua quốc lộ 2 rồi vào cứ ba mươi cây số. Đường xa, phải qua đồng trống, thường bị trực thăng phát hiện. Tới chân núi, phải lên “Dốc Cổ Cò” cao, trơn trợt, lại gặp mối rừng “đột kích”, tới 21 giờ đêm mới tới cứ. Rồi lớp huấn luyện bắt đầu ngay. Các bài học cơ bản về đường lối cách mạng Việt Nam, phương pháp công tác, có kết hợp giảng một số điều về triết để giải quyết một số quan điểm, tư tưởng của sinh viên, học sinh đô thị.

Những sự việc ghi nhận trong ký ức những người vào cứ như xây dựng lò Hoàng Cầm để nấy là một kỳ công, đi săn để “cải hoạt”là việc làm lý thú, việc bắt và chuyền tay nhau chăm sóc, thuần dưỡng những con chim, vượn đem lại kiến thức về động vật học, tổ chức văn nghệ khi bế giảng lớp rất sôi động, đến việc lao động, sản xuất là cả một quá trình để sống và để cải tạo chính mình! Tất cả những công việc ấy, nau là ký ức nhớ đời!

CUỘC CHIẾN ĐẤU ÁC LIỆT

Đây là một trận đánh không cân sức vào ngày 10/10/1966, giữa một bên là lực lượng Mỹ nguyện gồm Úc, Thái Lan và Nam Triều Tiên, một bên lực lượng mỏng của Thành Đoàn, thị ủy Bà Rịa, du kích địa phương. Chúng tấn công vào núi bằng hai đường: trực thăng từ trên đỉnh đánh xuống, bộ binh từ dưới tấn công lên! Lực lượng Thành Đoàn chủ yếu là học sinh, sinh viên, phần đông là nữ với bảy tay súng bảo vệ. Trận này có đồng chí Sáu Chí chỉ huy. Ta chủ trương vừa đánh, vừa rút bằng hai ngã: bằng đường công khai, bình tĩnh lấy lại thế hợp pháp, xuống núi ra lộ, như đồng chí Nguyễn Sơn Hà (7 Thép) phải giả làm nhà sư. Cánh thứ hai, bảo vệ đi đầu, đồng chí Phan Văn Mùa, Sáu Linh chỉ huy, xuống núi trong đêm an toàn, tới Hắc Dịch, nhờ giao liên Khu ủy miền Đông đưa về Trảng Bom rồi về lại Củ Chi. Trận này, ta có bốn chiến sĩ anh dũng hy sinh: Hai Hùng, Hai Tùng, Hai Sơn, một đồng chí hy sinh gần Cầu Sập đến nay không tìm được xác.

Ngày nay, ta thường về núi Dinh để tưởng niệm các liệt sĩ, tổ chức những cuộc hội trại, những cuộc họp mặt cơ sở Đoàn để ôn lại truyền thống, đền ơn đáp nghĩa. Để ghi nhớ truyền thống ấy, có bốn câu thơ:

Những người Cầu Sập, núi Dinh,

Hang Mai, chùa Tổ vẹn tình non sông.

Ai về căn cứ Thành Đoàn,

Khắc ghi lời dặn vẹn tròn thủy chung.