1

Kinh Nghiệm Ôn Thi

In

Kỹ năng ôn tập, làm bài thi Vật lí thi THPT quốc gia 2016

Cập nhật 26/04/2016 - 09:05:07 AM (GMT+7)

Những lỗi thường gặp khi làm bài thi; cần ôn tập như thế nào để đạt điểm cao trong kỳ thi THPT quốc gia sắp tới là những chia sẻ của cô Ngô Thị Thúy Hằng – Giáo viên Trường THPT Yên Dũng số 2 (Bắc Giang) đến các thí sinh.

Đạt điểm trung bình: Chỉ cần nắm kiến thức cơ bản

Cô Ngô Thị Thúy Hằng cho biết, đối với phân môn Vật lí, để đạt được điểm trung bình học sinh chỉ cần nhớ được kiến thức, các công thức của bài đã học trên lớp.

Bên cạnh đó, trong tính toán, học sinh cần nhớ đổi đơn vị sao cho phù hợp với yêu cầu của bài trắc nghiệm.

Như vây, chỉ cần chăm chỉ và biết tính toán nhanh nhạy là học sinh đạt điểm trung bình 5-6 dễ dàng với môn Vật lí.

Yêu cầu để đạt điểm giỏi

Để đạt được điểm giỏi trong kỳ thi THPT quốc gia môn Vật lí, theo cô Ngô Thị Thúy Hằng, thứ nhất, học sinh phải có kiến thức tổng hợp Toán - Lí sâu.

Thứ hai, học sinh phải có đam mê với môn học, chịu khó làm các bài tập chuyên sâu của từng chuyên đề; từ đó, xây dựng được hệ thống công thức nâng cao.

Thí sinh cũng cần thuộc lòng các công thức mở rộng trong các chuyên đề giúp các em tiết kiệm thời gian chứng minh công thức cần dùng.

Những lỗi làm bài thi thường gặp

Cô Ngô Thị Thúy Hằng điểm danh những lỗi thí sinh thường gặp khi làm bài thi như sau: Không đọc kĩ đề bài; chọn câu sai thành chọn câu đúng; chọn nhầm đáp án do không chú ý đến đơn vị đo; những vấn đề lí thuyết học không kỹ nên chọn đáp án sai.

Nhiều thí sinh vì cầu toàn trong làm bài thi Vật lí, dẫn đến không đủ thời gian làm hết tất cả các câu dễ trong bài thi; dành quá nhiều thời gian cho một số câu khó.

Cuối cùng, thí sinh không đầu tư ôn thi cho các câu hỏi hoặc chuyên đề khó nên gặp các bài toán lạ là cắn bút không làm tiếp được.

Kỹ năng ôn tập lý thuyết Vật lí

Nắm vững lý thuyết Vật lí là thí sinh có thể ăn chắc điểm số đáng kể của bài thi. Để làm được điều này, cô Ngô Thị Thúy Hằng lưu ý 3 bước như sau:

Bước 1: Ôn tập theo chủ đề hoặc theo bài - chương sao cho hiểu nhớ đến thuộc tường đơn vị kiến thức cơ bản.

Bước 2: Lập các bảng biểu so sánh các kiến thức có sự tương tự.

Bước 3: Thiết lập các hình vẽ, các môn đun kiến thức giúp học sinh khắc sâu kiến thức, dễ tái hiện, dễ vận dụng, dễ liên hệ các kiến thức với nhau.

Ví dụ, bài đại cương dao động điều hòa, ở bước 3, thí sinh có thể thiết lập được như sau

 

Kỹ năng ôn tập phần bài tập 

 

Với phần bài tập, cô Ngô Thị Thúy Hằng cho rằng, thí sinh cần dựa theo các chuyên đề chia dạng toán và phương pháp làm tương ứng theo các cấp độ bài tập. Đồng thời, thường xuyên ôn tập các dạng toán và cách làm để không quên.

Kỹ năng làm bài thi trắc nghiệm Vật lí

Để làm tốt bài thi Vật lí theo hình thức trắc nghiệm, thí sinh cần thực hiện tốt các bước sau:

Bước 1: 15 - 30 phút đầu tiên, thí sinh đọc toàn đề thi. Chọn đáp án đúng cho các câu hỏi dễ loại 1, ghi các công thức cần thiết cho câu loại 2,3. Điều này rất cần thiết vì tránh cho học sinh sau một hồi làm không ra đáp án, các kiến thức cơ bản cũng quên hết. Lúc này chỉ cần nhìn công thức viết lúc trước, thí sinh sẽ nhớ lại kiến thức liên quan cần thiết). Thí sinh đánh dấu các câu hỏi loại 4 (để làm hết các câu 1, 2, 3 mới trở lại các câu hỏi loại 4 này.

Bước 2: Dành thời gian xử lí các câu hỏi loại 2; sau đó mới chuyển sang loại câu hỏi khó hơn.

Bước 3: Thí sinh không nên bỏ lại hoặc không trả lời một câu hỏi nào. Cố gắng trả lời tất cả các câu hỏi trắc nghiệm của đề thi. Khi còn ít thời gian quá thì chính việc tập trung cao tư duy suy luận có thể giúp thí sinh đột nhiên có được phán đoán và lọc được phương án đúng.

Hải Bình (ghi)