1

Kinh Nghiệm Việc Làm

In

3 bước khám phá khả năng tiềm ẩn của bản thân

Cập nhật 04/06/2013 - 07:56:06 AM (GMT+7)

Một trong những phần khó khăn nhất trong việc quyết định theo đuổi sự nghiệp nào là tìm ra việc mình làm tốt thay vì chỉ tập trung vào những gì mình đang làm ở công việc thiếu hạnh phúc hiện tại.

Chắc hẳn đã có lúc bạn nghi ngờ về khả năng của bản thân, không biết mình làm tốt việc gì và muốn làm gì.

Điều đó được thể hiện qua những suy nghĩ:

-          “Mình không thích công việc hiện tại nhưng mình có thể làm việc gì tốt hơn được chứ?”

-          “Mình muốn thay đổi công việc nhưng làm thế nào để tìm ra những kỹ năng mình thực sự xuất sắc?”

-          “Phải có công việc nào đó phù hợp hơn với mình nhưng đó là việc gì đây?”

Một trong những phần khó khăn nhất trong việc quyết định theo đuổi sự nghiệp nào là tìm ra việc mình làm tốt thay vì chỉ tập trung vào những gì mình đang làm ở công việc thiếu hạnh phúc hiện tại.

Nhưng đừng lo lắng: bạn xuất sắc hơn mình tưởng. Thực ra, bạn có nhiều tài năng và kỹ năng tiềm ẩn liên quan tới công việc. Để khám phá chúng, hãy thực hiện 3 bước sau:

Xác định những điều bạn thích ở công việc hiện tại

Hãy lấy CV mới nhất của bạn và xem xét cẩn thận tất cả những công việc và trách nhiệm bạn từng đảm nhận. Nếu chỉ vừa bắt đầu đi làm, hãy nghĩ về trường học, công việc tình nguyện và các hoạt động ngoại khóa bạn từng tham gia.

Sau đó, khoanh tròn những điều bạn thích làm nhất trong mỗi công việc. Một khi đã hoàn thành, hãy nghĩ về nhiệm vụ công việc không có trong CV của mình mà bạn yêu thích và muốn làm, như hướng dẫn nhân viên mới, dẫn dắt buổi định huống nhân viên, chọn mua hoa cho văn phòng… hãy ghi chúng ra.

Tất cả những hoạt động và nhiệm vụ bạn thích đáng để cân nhắc bởi chúng gắn với một trong những điểm mạnh nhất của bạn. Tổ chức một buổi sinh nhật cho đồng nghiệp có thể liên quan tới kỹ năng tổ chức sự kiện; dẫn dắt một buổi định hướng cho nhân viên mới có thể chứng tỏ bạn có tài năng trong việc đào tạo và giao tiếp.

Hãy dành thời gian nghĩ về những điều bạn thích và khao khát thực hiện - đó là bước đầu tiên để xác định vị trí tiếp theo của sự nghiệp của bạn.

Xác định những hoạt động “ngốn” thời gian của bạn nhất

Sở thích, hoạt động, nhiệm vụ nào đang thu hút sự tập trung toàn diện của bạn – những việc khiến bạn nghĩ rằng mình mới chỉ bắt đầu nhưng thực ra 3 tiếng đã trôi qua?

Đây có thể là những khía cạnh trong công việc hiện tại (nghĩ tên cho sản phẩm sắp ra mắt, làm việc với nhóm thiết kế đồ họa cho quảng cáo sắp tới…) hoặc chúng có thể là một phần trong cuộc sống riêng của bạn (ở bên con cái, viết blog, hay giúp bạn bè lên kế hoạch kinh doanh…)

Hãy bắt đầu chú ý tới những lúc thời gian trôi qua và hỏi bản thân: “Mình yêu thích gì ở hoạt động đó? Tại sao mình lại gắn bó với nó?” Dù hoạt động đó gắn liền với công việc hay cuộc sống riêng, nó có thể dẫn tới một kỹ năng chuyển đổi liên quan tới công việc hay thậm chí là sự nghiệp tiếp theo của bạn trong tương lai.

Xác định điểm mạnh của bản thân

Cuối cùng, hãy dành thời gian để đánh giá bản, tự hào liệt kê những điều thông thường bạn sẽ không nói về bản thân.

Sau đó, nếu bạn cảm thấy đủ dũng cảm, hãy gửi email cho 3 người bạn tin tưởng nhất trong cuộc sống và hỏi họ điều họ thấy ấn tượng nhất về bạn. Hãy nói bạn đang đánh giá bản thân và cần ý kiến đóng góp của họ. Bạn có thể ngạc nhiên và thú vị với những điều nghe được.

Tiếp đó, hãy nhìn vào những thông tin bạn nhận được. Bạn có thể thấy nền tảng hay xu hướng gì? Bạn biết mình giỏi điều gì?

Có thể bạn nhận ra mình là người tỉ tỉ, gọn gàng, có khả năng khiến người khác cảm thấy thoải mái và luôn duy trì động lực làm việc tốt, điều đó có nghĩa là bạn có khả năng làm tốt vị trí lãnh đạo. Hay bạn yêu công nghệ, đọc hiểu tốt và có sự hài hước, hãy thử công việc viết blog, viết báo.

Đừng ngại hay cảm thấy áp lực khám phá khả năng của bản thân. Nó là bước đầu tiên để bạn có thể chạy bền trong sự nghiệp dài. Sau khi thực hiện 3 bước trên, hãy hít thở sâu. Giờ đây, bạn có bản đồ kỹ năng của mình và bắt đầu suy nghĩ về những gì sẽ làm với chúng.