Kinh Nghiệm Ôn Thi
In9 bước để có kết quả thi thật tốt
Cập nhật 21/03/2013 - 08:28:38 AM (GMT+7)Khi nào bạn bắt đầu ôn bài cho kỳ thi cuối kì hoặc cuối năm? Và bạn ôn thi bằng cách nào?
Những câu hỏi trên đã được đặt ra cho hàng ngàn học sinh. Nhưng thật thú vị là có hàng ngàn câu trả lời khác nhau. Đó chính là lý do tại sao mỗi học sinh khác nhau đạt kết quả chênh lệch. Rõ ràng, khác nhau về phương pháp tạo ra sự khác nhau trong kết quả.
Quá trình thành công chính thức bắt đầu từ ngày khai giảng
Muốn học thật thành công thì chúng ta phải chuẩn bị thật tốt ngay từ ngày khai giảng đầu tiên của năm học.
Bước 1: Xác định mục tiêu
Nhiều học sinh nghĩ rằng, bước đầu tiên phải là nghe giảng, đọc sách và ghi chú. Nhưng không phải rồi. Bước đầu tiên, các bạn phải đặt ra mục tiêu mà mình muốn hướng tới. Ví dụ như bạn muốn đạt loại gì, điểm trung bình môn là bao nhiêu..v..v..
Xác định mục tiêu rất quan trọng vì nó quyết định phương pháp học của bạn. Chắc chắn rằng, khi bạn đã xác định rõ mục tiêu của mình và muốn đạt được nó tới cùng thì kết quả của bạn sẽ khác so với học thông thường đúng không.
Tuy nhiên, nếu bạn xác định mục tiêu chỉ đạt loại trung bình, tự động bạn sẽ trở nên lười biếng. Việc này có khả năng khiến bạn không bận tâm học tất cả mọi chi tiết và bỏ qua những phần mà bạn không hiểu rõ hoặc không thích học. Cuối cùng, bạn dễ dàng bỏ qua phân nửa kiến thức và chỉ đạt kết quả dưới trung bình, hoặc thậm chí có thể trượt.
Bước 2: Sắp xếp thời gian
Bạn sẽ không bao giờ đạt được những mục tiêu to lớn, nếu không biết cách lên kế hoạch cụ thể và sắp xếp thời gian hợp lý. Cân bằng thời gian chơi và học cũng là cách để bạn tiếp thu tốt nhất.
Bước 3: Hành động kiên định
Ai cũng có thể xác định được những mục tiêu to lớn và đề ra những kế hoạch hoàn hảo. Tuy nhiên, chỉ có những học sinh thật sự hành động kiên định từng ngày mới đạt được kết quả xuất sắc. Đó chính là khả năng kiên trì đọc sách, ghi chú và ôn bài mỗi ngày.
Hầu hết các học sinh thường cảm thấy lười biếng hoặc muốn trì hoãn việc học. Sẽ thật đáng tiếc nếu bạn là một trong những học sinh này, thì kỳ sẽ luôn đến trước khi bạn kịp nhận ra là đã quá muộn.
Bước 4: Đọc để nắm bắt thông tin
Phương pháp học siêu đẳng đầu tiên là bạn phải biết cách đọc sách và tài liệu một cách hiệu quả. Nhưng không phải từ nào trong sách cũng quan trọng và cũng chứa đựng thông tin mà bạn thật sự cần học. Bạn phải biết cách chọn lọc ra những từ cung cấp thông tin chính (còn gọi là “từ khóa). Thường xuyên đọc các loại sách có thể mang về cho bạn một lượng kiến thức lớn mà chắc chắn bạn sẽ cần đến nó.
Bước 5: Sơ đồ tư duy
Sơ đồ này sẽ giúp bạn sắp xếp lại thông tin nhanh chóng, ngắn gọn và tận dụng sức mạnh phi thường của não bộ mà bạn chưa từng được khám phá. Nó sẽ giúp bài học đi vào đầu bạn 1 cách dễ dàng hơn rất nhiều đấy.
Bước 6: Trí nhớ siêu đẳng
Tiếp theo là sử dụng kỹ năng trí nhớ của bạn để tiếp thu thông tin dễ dàng. Hiện nay, nhiều hệ thống giáo dục đang chuyển dần sang việc học chú trọng vào tư duy và phân tích hơn là đơn thuần học thuộc lòng. Tuy nhiên, cũng xin nhấn mạnh rằng bạn chỉ có thể phân tích vấn đề tốt khi bạn tiếp thu và nhớ được những thông tin cốt lõi.
Bước 7: Học phải đi đôi với hành
Nếu bạn thuộc nằm lòng các bài học nhưng lại không biết cách áp dụng kiến thức để trả lời câu hỏi trong kỳ thi, bạn cũng không thể nào đạt được điểm 10.
Bước 8: Tăng tốc cho kỳ thi
Bước tiếp theo là bạn phải biết cách chuẩn bị cho kỳ thi. Bạn nên bắt đầu học tăng tốc vào khoảng hai tháng trước khi thi. Không nên để gần sát ngày mới bắt đầu vào học, lúc đó, lượng kiến thức nạp vào đầu bạn sẽ quá tải và bạn sẽ không nhớ hết chúng. Cũng không nên học trước kì thi quá lâu vì bạn sẽ dễ bị bỏ quên các bài đầu khi gặp câu hỏi lien quan đến chúng
Bước 9: Đi thi
Đi thi là bước cuối cùng nhưng quan trọng nhất. Người ta nói học tài thi phận mà, nhưng không hẳn thế. Quan trọng nhất là mọi quyết tâm từ đầu năm của bạn sẽ có câu trả lời vào ngày này.
(Sưu Tầm)