Youth Education
PrintCuộc thi Nhà sử học trẻ tuổi năm 2008: Khơi dậy lòng yêu nước trong thanh niên
Update 05/08/2009 - 02:51:53 PM (GMT+7)Phát động từ tháng 6/2008, cuộc thi “Nhà sử học trẻ tuổi” năm 2008 đã thu hút sự quan tâm của đông đảo nhân dân, đủ mọi lứa tuổi và thành phần trong cả nước với mọi ngành nghề tham gia dự thi. Đa số người dự thi là sinh viên, học sinh, đoàn viên đang sinh hoạt trong các cơ sở Đoàn trên địa bàn thành phố. Ngoài ra, cuộc thi cũng thu hút đa dạng các đối tượng tham gia như giáo viên, công nhân viên, thợ sửa xe... Kết quả, Ban tổ chức đã nhận được 41.902 bài dự thi, trong đó Quận Đoàn Phú Nhuận là đơn vị tham gia cuộc thi tích cực nhất với đủ 3 chặng, 7.453 bài dự thi; Đoàn trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng là đơn vị tham gia tích cực cuộc thi với 2 chặng, 8.709 bài dự thi.
Kết quả cuộc thi Nhà sử học trẻ tuổi năm 2008 Kết quả chặng 1 - Giải nhất: Trịnh Như Thùy - Nhân viên Trung tâm Công nghệ sinh học TP.HCM - Giải nhì: + Trần Ngọc Ánh - Cán bộ Viện KSND quận Tân Bình, TP.HCM + Đặng Văn Quảng - Cán bộ hưu trí, 68/10 Nguyễn Thái Bường, phường 4, thị xã Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long - Giải ba: + Lê Thị Kim Ngân - 1174 Quốc lộ 1A, P. Tân Tạo A, Q. Bình Tân, TP.HCM + Nguyễn Văn Nhị - Sinh viên K32, lớp văn 3B, ĐH Sư phạm TP.HCM. + Đặng Khánh Huyền - Nhân viên Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam - chi nhánh 12 Kết quả chặng 2 - Giải nhất: Lê Thị Bích Dung - Bí thư chi đoàn khu phố 4, P.17, Q. Phú Nhuận - Giải nhì: + Hoàng Văn Thụ - Giáo viên Trường THPT dân lập Thanh Bình, Q. Tân Bình + Nguyễn Văn Trung - 62A/3 ấp 6, xã Phạm Văn Hai, huyện Bình Chánh, TP.HCM - Giải ba: - Đào Anh Tuấn - Chuyên viên UBKT Quận ủy Phú Nhuận - Bùi Thanh Bình - Sinh viên Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch - Trần Thị Kiều Giang - Học sinh Trung tâm Giáo dục thường xuyên Q. Phú Nhuận Kết quả chặng 3 - Giải nhất: Nguyễn Văn Nhị - Sinh viên lớp Văn 3B ĐH Sư phạm TP.HCM - Giải nhì: + Trần Thị Hoài Phương - Nhân viên dược, Khoa Nội thần kinh A, BV nhân dân 115 + Hoàng Văn Thụ - Giáo viên Trường THPTDL Thanh Bình, Quận Tân Phú - Giải ba: + Nguyễn Nhựt Nguyệt - B7/33 ấp 2 xã Bình Chánh, H. Bình Chánh - Giải ba + Trần Nhì Mùi (My) - Thông dịch viên tiếng Hoa, 286A/62 Đông Hòa, Dĩ An, Bình Dương + Trần Thị Thanh Phượng - Giáo viên, 35/2A Lương Định Của, KP3, P. An Khánh, Q2 Giải thưởng chung cuộc năm 2008 - Giải cá nhân xuất sắc nhất cuộc thi: Nguyễn Văn Nhị - Sinh viên lớp Văn 3B ĐH Sư phạm TP.HCM - Giải tập thể: Quận Đoàn Phú Nhuận. - Giải phong trào: Đoàn trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng |
Theo đánh giá của Ban tổ chức cuộc thi, nhìn chung bài dự thi đạt chất lượng khá cao, có đầu tư tốt về hình thức và sự chuyên sâu về nội dung, thể hiện vốn kiến thức và sự đam mê, trách nhiệm về lịch sử. Một số bài thi được đóng bìa, đánh máy cẩn thận. Những bài thi viết tay của những thí sinh nhỏ tuổi diễn đạt rất trau chuốt, lời văn trong sáng, chữ viết đẹp. Phần thi trắc nghiệm có khoảng 70% bài thi trả lời đúng từ 5 đến 7 câu trong tổng số 10 câu hỏi trắc nghiệm; 5% bài thi trả lời đúng từ 8 đến 10 câu hỏi; số còn lại trả lời đúng dưới 5 câu hỏi.
Riêng nội dung viết bài cảm nhận, phần lớn bài dự thi bám sát chủ đề từng chặng, nêu được hoàn cảnh ra đời, nội dung và ý nghĩa trong câu nói của đồng chí Võ Văn Kiệt (chặng 1): “Thành phố soi thấy tương lai rất sáng của mình trên vầng tráng của các em”; câu nói của anh Lý Tự Trọng (chặng 2): “Tôi hành động có suy nghĩ, tôi hiểu việc tôi làm, tôi đủ trí khôn để hiểu rằng, con đường của thanh niên chỉ là con đường cách mạng chứ không thể có con đường nào khác”; chủ đề “Bác Hồ với thanh niên - Thanh niên làm theo lời Bác” (chặng 3), tìm hiểu về cuộc đời, sự nghiệp và tấm gương đạo đức của Bác, tình cảm của nhân dân và tuổi trẻ thành phố đối với Bác Hồ thông qua việc thực hiện cuộc vận động “Tuổi trẻ Việt Nam học và làm theo lời Bác”. Có khoảng 10% bài dự thi có sự liên hệ chặt chẽ với thực tiễn để chỉ ra nhiệm vụ cách mạng của thanh niên hiện nay, chỉ ra được vai trò của thanh niên hiện nay là kế tục và phát huy sự nghiệp cách mạng của các thế hệ cha anh.
Cuộc thi “Nhà sử học trẻ tuổi” năm 2008 là một trong những giải pháp đẩy mạnh công tác giáo dục truyền thống, giáo dục lịch sử, góp phần khơi dậy tình yêu quê hương đất nước trong đoàn viên thanh niên và nhân dân thành phố, khơi dậy tâm huyết của tuổi trẻ và nhân dân đóng góp xây dựng và phát triển thành phố, phát triển đất nước. Với chủ đề và nội dung bám sát văn kiện Đại hội Đoàn thành phố lần VIII, bám sát chương trình công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu nhi thành phố năm 2009, cuộc thi đã góp phần đẩy mạnh thực hiện cuộc vận động “Thanh niên học sử”, cuộc vận động “Tuổi trẻ Việt Nam học tập và làm theo lời Bác” trong đoàn viên, thanh thiếu nhi và nhân dân thành phố.
Tuy nhiên, một số cơ sở Đoàn còn thiếu sự đầu tư tích cực, chưa chủ động triển khai, vận động đoàn viên, thanh niên tham gia cuộc thi. Công tác tuyên truyền, giới thiệu về cuộc thi còn thiếu thường xuyên, việc tạo sự giao lưu, tương tác giữa người dự thi và ban tổ chức, các nhà sử học chưa thực hiện được. Về phần thí sinh, một số bài dự thi không đề cập hoặc chỉ nói một cách chung chung phần liên hệ của bản thân trong giai đoạn hiện nay, chưa làm nổi bật hiệu quả liên hệ bản thân và trách nhiệm của thanh niên ngày nay đối với chủ đề của từng chặng. Có trường hợp bài thi giống nhau, thí sinh không tự làm mà photo sẵn chỉ điền tên vào. Gần 30% bài thi có phần tự luận bỏ trống hoặc trả lời lan man, không liên quan gì đến nội dung đề thi. Nhiều bài viết chung chung, không đi sâu vào trọng tâm đề thi.
Thay mặt Ban Thường vụ Thành Đoàn, đồng chí Lê Văn Minh đề nghị các cơ sở Đoàn tiếp tục tập trung đầu tư cho công tác giáo dục nói chung, giáo dục lịch sử, truyền thống nói riêng, bởi vì đây là một nhu cầu rất lớn của thanh thiếu nhi. Các hoạt động giáo dục lịch sử cần chú ý tập trung giáo dục lịch sử dân tộc, sự nghiệp cách mạng vẻ vang của Đảng và nhân dân ta, lịch sử của Đoàn và lịch sử địa phương, đơn vị. Đồng chí Lê Văn Minh cũng kêu gọi đoàn viên, hội viên, thanh thiếu nhi thành phố tiếp tục tham gia tìm hiểu lịch sử qua cuộc thi “Tự hào sử Việt” do báo Tuổi Trẻ tổ chức. Cuộc thi “Tự hào sử Việt” phát động từ tháng 4/2009 và diễn ra đến tháng 1/2010, gồm ba giai đoạn với các tên gọi, “Hào khí Bạch Đằng” (đã hoàn tất), “Oanh liệt Chi Lăng- Đống Đa” (đang diễn ra) và “Quật khởi tháng Tám”.
MỸ ĐỨC