Study anh Research
PrintPhòng ngừa cúm A/H1N1
Update 28/07/2009 - 10:45:26 AM (GMT+7)Tuy nhiên với những phân tích chi tiết hơn cho thấy loại vi rút này rất khác biệt với loại vi rút cúm heo lưu hành ở khu vực Bắc Mỹ. Virút cúm A (H1N1) mới này là một loại lai có gien của 4 chủng vi rút gồm vi rút cúm người, cúm heo,cúm gia cầm ở Bắc Mỹ và gien của cúm heo ở Châu Âu và Châu Á.
Vi rút cúm A (H1N1) lây lan như thế nào?
Đây là loại vi rút có thể lây lan từ người sang người nhưng hiện nay chưa rõ mức độ của sự lây lan dễ dàng như thế nào. Sự lan truyền của vi rút cúm A (H1N1) mới này gần giống như sự lây lan của cúm mùa mà chúng ta thường thấy. Vi rút lan truyền từ người này sang người khác do ho hay hắt hơi (nhảy mũi). Đôi khi người ta mắc bệnh do tay bị vấy hay dính chất tiết có vi rút sau đó đưa tay lên miệng mũi. Khi một người bị nhiễm vi rút cúm thì khoảng 7 ngày sau sẽ có triệu chứng. Một ngày trước khi có biểu hiện bệnh thì người bị nhiễm đã phát tán vi rút ra chung quanh cho đến 7 ngày sau đó. Trẻ em, đặc biệt là trẻ nhỏ, có thời gian phát tán vi rút lâu hơn. Cúm A (H1N1) là bệnh lây chủ yếu qua đường hô hấp. Vì vậy mà ăn thịt heo được nấu chín không bị mắc bệnh. Vi rút có thể tồn tại từ 2 - 8 giờ sau khi bám vào các bề mặt. Nước pha với chlorine 1-3 mg/L đủ khả năng diệt vi rút cúm trong đó có cả vi rút cúm A (H1N1) mới.
Triệu chứng bệnh cúm do vi rút A (H1N1) là gì?
Triệu chứng bệnh cúm A (H1N1) giống như cúm mùa bao gồm: sốt, đau cổ họng, hắt hơi, sổ mũi, đau nhức cơ. Khoảng gần 50% bệnh nhân còn có đau bụng, buồn nôn hay tiêu chảy. Giống như cúm mùa, cúm H1N1 mới cũng gây bệnh cảnh nặng hơn như viêm phổi khiến bệnh nhân ho nhiều, thở nhanh, khó thở, chụp X quang cho thấy có tổn thương phổi. Một số bệnh nhân có riệu chứng của suy hô hấp cấp (ARDS), phù phổi và tử vong. Cũng cần nhắc lại là triệu chứng cúm A (H1N1) mới khác với cúm gia cầm A (H5N1). Cúm gia cầm không có các triệu chứng như sổ mũi, hắt hơi hay đau nhức cơ thể mà thay vào đó là bệnh cảnh của viêm phổi cấp sốt, ho, khó thở. Các triệu chứng hô hấp báo động bệnh trở nên nặng là: thở nhanh (người lớn trên 30 lần phút), có cảm giác hụt hơi, chóng mặt đột ngột, ngộp thở, tím môi hay đầu chi, lơ mơ.
Điều trị bệnh cúm A (H1N1) như thế nào?
Hiện nay có hai loại thuốc dùng để điều trị vi rút cúm A nói chung là Oseltamivir (Tamiflu) và Zanamivir (Relenza). Thuốc Tamiflu là thuốc uống còn Relenza là thuốc hít. Để có hiệu quả cần điều trị sớm trong vòng 24 giờ đầu sau khi có triệu chứng. Trong điều kiện thời tiết lạnh và ẩm, tế bào đường hô hấp của người dễ bị tổn thương, làm tăng tính cảm nhiễm với bệnh.Virus cúm A/H1N1 có sức đề kháng yếu, dễ bị bất hoạt bởi bức xạ mặt trời, tia cực tím, dễ bị tiêu diệt ở nhiệt độ 70°C và các chất tẩy rửa thông thường. Tuy nhiên, virus cúm A/H1N1 có thể tồn tại hàng giờ ở ngoại cảnh, đặc biệt khi thời tiết lạnh. Hiện nay chưa có vắc xin phòng ngừa lây nhiễm cúm A (H1N1) mới. Tuy nhiên chúng ta có thể thực hiện một số biện pháp hạn chế lây lan như sau:
- Thường xuyên vệ sinh cá nhân: Việc rửa tay thường xuyên là một trong những cách phòng ngừa hiệu quả, bởi rửa tay thường xuyên bằng xà phòng (5 - 6 lần/ngày) sẽ hạn chế virus lây truyền. Che miệng và mũi khi ho hoặc hắt hơi, tốt nhất dùng khăn vải hoặc khăn giấy che miệng khi ho hoặc hắt hơi để làm giảm phát tán các dịch tiết đường hô hấp, sau đó hủy hoặc giặt sạch khăn ngay. Thường xuyên súc miệng bằng nước sát khuẩn.
- Vệ sinh nhà cửa, văn phòng bằng nước sát khuẩn. Nên thường xuyên lau nền nhà, tay nắm cửa và bề mặt các đồ vật trong nhà bằng chất tẩy rửa thông thường, như xà phòng, nước Javel, cồn Ethanol 70 độ. Hạn chế sử dụng máy điều hòa.
- Những bài thuốc dân gian như xông hơi, ăn tỏi, uống trà xanh…, về cơ bản là tốt nhưng đối với dịch cúm A/H1N1 hiệu quả chưa được xác thực. Do đó, phòng dịch cúm bằng các phương pháp cổ điển với vệ sinh hàng ngày vẫn quan trọng hơn cả, như: tránh tiếp xúc với người bị bệnh đường hô hấp cấp tính; khi tiếp xúc với người bệnh phải đeo khẩu trang y tế và giữ khoảng cách ít nhất 1m; hạn chế đến những nơi đông người...
- Những người bị nghi ngờ mắc cúm A/H1N1 hay có các triệu chứng cúm, cần tránh đi xe buýt trong thời điểm hiện nay.
- Đối với người từ vùng dịch trở về, người có tiếp xúc với bệnh nhân cúm A/H1N1 mà có biểu hiện nóng sốt, đau họng cần nằm riêng ở nhà, đeo khẩu trang và tránh tiếp xúc trong vòng 7 ngày. Nếu bệnh trở nặng nên báo cho cơ sở y tế để được đưa đến bệnh viện cách ly, giám sát. Còn nếu tự đến bệnh viện phải đeo khẩu trang và đi bằng phương tiện cá nhân. Khi trong gia đình có ca bệnh (gồm ca nghi ngờ, ca có thể, ca xác định), người bệnh phải cách ly tại nhà hoặc tại cơ sở điều trị, tùy theo tình trạng bệnh, trong vòng 7 ngày kể từ khi có biểu hiện bệnh. Những người trong gia đình phải phòng lây nhiễm bệnh bằng cách: đeo khẩu trang, rửa tay thường xuyên bằng xà phòng; che miệng và mũi bằng khăn khi ho hoặc hắt hơi; hạn chế tiếp xúc với cộng đồng...
N. MAI (tổng hợp)